Skip to main content

Cẩm nang ung thư tuyến tiền liệt A-Z nguyên nhân, dấu hiệu, thuốc điều trị

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh xảy ra ở tuyến tiền liệt. Một tuyến nhỏ hình quả óc chó ở nam giới có chức năng sản xuất tinh dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Bệnh bắt đầu khi các tế bào trong tuyến bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt hay còn được gọi là ung thư liệt tuyến. Đây là một dạng ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt – một tuyến trong hệ sinh dục nam. Bệnh có giai đoạn phát triển chậm, tuy nhiên có trường hợp ung thư di căn. 

Khi bệnh ở giai đoạn di căn, tế bào ung thư có thể lây lan ra các bộ phận cơ thể. Một số bộ phận có thể bị di căn như: xương và các hạch bạch huyết. Bệnh ung thư này có thể gây đau và khó khăn trong việc tiểu tiện. Đặc biệt đau khi quan hệ tình dục như rối loạn chức năng cương dương. Các triệu chứng khác có thể phát triển ở giai đoạn sau của bệnh.

Ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển ở nam giới trong độ tuổi 50. Mặc dù bệnh phổ biến ở nam giới nhưng nhiều người không có biểu hiện mắc bệnh. Nhiều người không trải qua điều trị và cuối cùng chết vì các nguyên nhân khác. Khoảng ⅔ trường hợp mắc bệnh là tiến triển chậm. ⅓ còn lại là phát triển nhanh chóng và di căn.

Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Cho đến hiện nay, các cơ quan y tế nghiên cứu bệnh tật vẫn chưa thể xác nhận được nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên các yếu tố gây bệnh có thể xuất phát từ:

Vấn đề về tuổi tác:

Bệnh lại rất hiếm gặp ở đàn ông trẻ hơn 45 tuổi. Nhưng càng về già thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Ước tính độ tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán là 70 tuổi. Nhưng thường người bệnh lại không bao giờ biết họ mắc phải ung thư.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh:

Nam giới trong gia đình có lịch sử mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt mức độ 1 có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với cá nhân mà gia đình không có người thân bị ung thư.

Chủng tộc:

Vì những lý do chưa được xác định, người da đen có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những người thuộc các chủng tộc khác. Ở người da đen, ung thư này cũng có nhiều khả năng phát triển mạnh hoặc tiến triển nặng hơn.

Béo phì:

Những người béo phì có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người được coi là có cân nặng hợp lý. Mặc dù các nghiên cứu có kết quả khác nhau. Ở những người béo phì, ung thư có xu hướng phát triển mạnh hơn. Và có nhiều khả năng tái phát hơn sau khi điều trị ban đầu.

Thay đổi gen:

Một số thay đổi gen di truyền (đột biến) dường như làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng chúng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ các trường hợp nói chung. Ví dụ các đột biến di truyền của gen BRCA1 hoặc BRCA2. Có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Song chúng cũng tăng nguy cơ mắc ung thư ở nam. Hoặc nam giới mắc hội chứng Lynch (còn được gọi là ung thư trực tràng không đa polyp di truyền hoặc HNPCC), một tình trạng gây ung thư ở nam.

Bên cạnh đó, nam giới bị cao huyết áp sẽ có nhiều khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Một số các yếu tố khác như: hút thuốc, tiếp xúc hóa chất nhiều, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục,… cũng làm tăng nguy cơ ung thư.

Ung thư tuyến tiền liệt là gì
Ung thư tuyến tiền liệt

Biểu hiện của bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Hầu hết các bệnh ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện sớm, thông qua tầm soát. Ung thư giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng. Khi bệnh tiến triển hơn đôi khi có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Gặp các vấn đề khi đi tiểu bao gồm cả dòng nước tiểu chậm hoặc yếu. Nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên hơn, đặc biệt vào ban đêm.
  • Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch.
  • Khó cương cứng (rối loạn cương dương hoặc ED).
  • Đau ở hông, lưng (cột sống), ngực (xương sườn) hoặc các khu vực khác do ung thư đã di căn đến xương.
  • Yếu hoặc tê ở chân hoặc bàn chân, hay thậm chí mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột do ung thư đè lên tủy sống.

Hầu hết những vấn đề này có nhiều khả năng được gây ra bởi một nguyên nhân khác ngoài ung thư tuyến tiền liệt. Ví dụ khó đi tiểu thường xuyên do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Một sự phát triển không phải ung thư của tuyến tiền liệt. Vì vậy, nếu có tình trạng bất thường nào, hãy đến ngay cơ sở y tế thăm khám và xét nghiệm để có kết quả một cách chính xác nhất.

Các biến chứng của ung thư tuyến tiền liệt

  • Ung thư lây lan (di căn): Ung thư có thể lây lan đến các cơ quan lân cận. Chẳng hạn như bàng quang, hoặc di chuyển qua máu hoặc hệ thống bạch huyết đến xương hoặc các cơ quan khác. Khi tế bào ung thư đến xương có thể gây đau và gãy xương. Một khi bệnh đã di căn đến các vùng khác của cơ thể. Chúng có thể vẫn đáp ứng điều trị và được kiểm soát nhưng không có khả năng chữa khỏi.
  • Không kiểm soát được: Cả ung thư tuyến tiền liệt và cách điều trị của bệnh đều có thể gây ra chứng tiểu không kiểm soát. Điều trị chứng són tiểu tùy thuộc vào loại bệnh bạn mắc phải. Mức độ nghiêm trọng sẽ được cải thiện theo thời gian. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm thuốc, ống thông tiểu và phẫu thuật.
  • Rối loạn cương dương: Rối loạn chức năng cương dương có thể do ung thư hoặc do điều trị như phẫu thuật, xạ trị hoặc điều trị hormone. Thuốc, thiết bị hút chân không giúp đạt được sự cương cứng và phẫu thuật có sẵn để điều trị rối loạn cương dương.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Cách xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm máu PSA

Kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA) là một loại protein được tạo ra bởi các tế bào trong tuyến tiền liệt (cả tế bào bình thường và tế bào ung thư). PSA chủ yếu có trong tinh dịch nhưng một lượng nhỏ cũng có trong máu.

  • PSA trong máu được đo bằng đơn vị là nanogam trên mililit (ng/ml). 
  • Hầu hết đàn không không bị ung thư tuyến tiền liệt có mức PSA dưới 4ng/ml máu. 
  • Đàn ông có mức PSA từ 4 đến 10 (thường được gọi là khoảng giới hạn) có khoảng ¼ khả năng mắc bệnh ung thư.
  • Nếu PSA trên 10, khả năng bị ung thư là hơn 50%.

Sinh thiết tuyến tiền liệt

Sinh thiết là một thủ tục trong đó các mẫu nhỏ của tuyến tiền liệt được loại bỏ và sau đó được xem xét bằng kính hiển vi. Sinh thiết kim lõi là phương pháp chính được sử dụng để chẩn đoán. Cách thức này thường được thực hiện bằng bác sĩ tiết niệu.

Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ thường xem xét tuyến tiền liệt bằng xét nghiệm hình ảnh như siêu âm trực tràng (TRUS) hoặc MRI hay kết hợp cả hai. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa một cây kim mỏng và rỗng vào tuyến tiền liệt. Điều này được thực hiện qua thành trực tràng (sinh thiết qua trực tràng) hoặc qua giữa bìu và hậu môn (sinh thiết tử cung).

Khi kim được rút ra, chúng sẽ loại bỏ một hình trụ nhỏ của mô tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ lấy 12 mẫu lõi từ các bộ phận khác nhau của tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm di truyền

Phương pháp này được thực hiện bằng xét nghiệm hình ảnh tia X, từ trường, sóng âm hoặc chất phóng xạ để tạo hình ảnh bên trong cơ thể bạn.

Các xét nghiệm hình ảnh được sử thường xuyên nhất để tìm sự lây lan của ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Siêu âm qua trực tràng (TRUS).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Quét xương.
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET).
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT).

Sinh thiết hạch bạch huyết

Trong sinh thiết hạch bạch huyết, còn được gọi là bóc tách hạch bạch huyết. Hoặc cắt bỏ hạch bạch huyết. Một hoặc nhiều hạch bạch huyết được loại bỏ để xem chúng có tế bào ung thư hay không.

Bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ các hạch bạch huyết trong xương chậu trong cùng một cuộc phẫu thuật như khi loại bỏ tuyến tiền liệt. Điều này được gọi là cắt tuyến tiền liệt triệt để. Sau đó hạch bạch huyết và tuyến tiền liệt được gửi đến phòng thí nghiệm để xem xét.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh ở dạng thấp hoặc giai đoạn đầu không gây các biến chứng hoặc phát triển chậm đến mức không cần điều trị. Tùy vào mức độ của bệnh mà có các biện pháp như:

  • Giám sát: Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ thấp có đủ điều kiện được theo dõi tích cực. Khối u được quan sát cẩn thận theo thời gian. Và sẵn sàng điều trị nếu các dấu hiệu tiến triển xuất hiện.
  • Điều trị tích cực: Gồm phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.
  • Điều trị phi phẫu thuật: Gồm xạ trị, hóa trị, liệu pháp nội tiết tố, xạ trị tia bên ngoài và liệu pháp hạt, siêu âm hội tụ cường độ cao.
  • Phẫu thuật: Cắt tuyến tiền liệt triệt để. Đây là phương pháp chính, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tuyến tiền liệt, túi tinh và các hạch bạch huyết xung quanh.

Thuốc và hoạt chất điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Liệu pháp nội tiết tố

  • Chất chủ vận LHRH: Viết tắt của hormone giải phóng hormone luteinizing. Chúng ngăn tinh hoàn nhận thông điệp do cơ thể gửi để tạo ra testosterone. Chất chủ vận LHRH được tiêm hoặc đặt dưới dạng cấy ghép dưới da.
  • Chất đối kháng LHRH: Chất đối kháng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH), tác dụng giống chất chủ vận LHRH nhưng chúng làm giảm testosterone nhanh hơn và không gây bùng phát liên quan đến chất chủ vận. Thuốc tiêm gồm Degarelix (Firmagon), thuốc uống gồm Relugolix (Orgovyx).
  • Thuốc ức chế thụ thể Androgen (AR): hoạt chất Bicalutamide (thuốc Casodex), Flutamide (có sẵn dưới dạng thuốc gốc) và Nilutamide (Nilandron). Các chất mới hơn gồm Apalutamide (Erleada), Darolutamide (Nubeqa) và Enzalutamide (thuốc Xtandi).
  • Thuốc ức chế tổng hợp Androgen: Abiraterone Acetate (thuốc Zytiga), thuốc abiraterone có thể được dùng với Prednisone (nhiều biệt dược) hoặc Prednisolone (nhiều biệt dược). Hoặc bệnh nhân có thể dùng Ketoconazole (Nizoral).

Liệu pháp nhắm mục tiêu

  • Olaparib (thuốc Lynparza): Là một liệu pháp nhắm mục tiêu được gọi là chất ức chế PARP.
  • Rucaparib (Rubraca): Chất ức chế PARP.

Hóa trị

  • Docetaxel (Thuốc Taxotere) kết hợp với Prednisone.
  • Cabazitaxel (Jevtana) được chấp thuận để điều trị khi trước đó đã dùng Docetaxel.

Liệu pháp miễn dịch

  • Liệu pháp vacxin (Provenge).
  • Sipuleucel-T.

Xạ trị bằng truyền dịch

  • Radium-223 (Xofigo).
  • Lutetium Lu 177 vipivotide tetraxetan (Pluvicto).

Hoạt chất và thuốc điều chỉnh xương

  • Hoạt chất Denosumab (Thuốc Prolia và Xgeva).
  • Hoạt chất Axit Zoledronic (Thuốc Reclast và Zometa).
  • Alendronate (Fosamax).
  • Hoạt chất Risedronate (Thuốc Actonel).
  • Ibandronate (Boniva).
  • Pamidronate (Aredia).

Các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chọn một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp lý với trái cây và rau quả. Ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Chúng chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng có thể góp phần cải thiện sức khỏe của bạn.

Chọn thực phẩm lành mạnh thay vì thực phẩm bổ sung

Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng chất bổ sung đóng vai trò trong việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Thay vào đó, hãy chọn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bạn có thể duy trì lượng vitamin hợp lý trong cơ thể.

Tập thể dục

Tập thể dục cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Chúng giúp duy trì cân nặng và cải thiện tâm trạng. Cố gắng tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy tập chậm và tăng thời gian tập lên mỗi ngày.

Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu cân nặng hiện tại của bạn ổn định và khỏe mạnh. Hãy cố gắng duy trì chúng bằng cách chọn một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Trường hợp, bạn đang trong trạng thái thừa cân, hãy cân nhắc các biện pháp giảm cân và giảm calo nạp vào cơ thể mỗi ngày. 

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt

Nếu bạn có nguy cơ rất cao bị ung thư tuyến tiền liệt. Hãy thăm khám bác sĩ có chuyên môn và cân nhắc sử dụng các biện pháp điều trị để giảm nguy cơ. Thuốc ức chế 5-alpha Reductase, bao gồm Finasteride (Propecia, Proscar) và Dutasteride (Avodart) có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư nói chung. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng như các loại thuốc và hoạt chất được dùng để điều trị. Bệnh có những biểu hiện tương đồng với nhiều loại bệnh khác. Chính vì vậy hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và được chẩn đoán chính xác nhất. Hãy theo dõi website Asia Genomics để cập nhật các bài viết mới nhất về các loại thuốc cũng như kiến thức y học bổ ích khác.

Nguồn tham khảo:

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/Prostate_cancer
  2. https://www.cancer.org/cancer/prostate-cancer/about/what-is-prostate-cancer.html
  3. https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/drugs/prostate
  4. https://www.cancer.net/cancer-types/prostate-cancer/types-treatment