Top 4 thuốc chống nôn tốt nhất khuyên dùng
Có bao nhiêu loại thuốc chống nôn đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc chống nôn nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc chống nôn, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Chúng tôi sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc chống nôn ngay trong nội dung bên dưới đây.
Thuốc chống nôn là gì?
Thuốc chống nôn là một loại thuốc có tác dụng chống nôn và buồn nôn. Các thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau khi mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, say tàu xe… Các thuốc chống nôn có nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Như thuốc kháng Histamin và thuốc kháng Cholinergic ức chế phản xạ nôn, thuốc kháng Serotonin ngăn chặn các tín hiệu đến và đi từ trung tâm nôn ở não.
Danh sách các loại thuốc chống nôn phổ biến nhất
1. Thuốc Dramotion
Thuốc Dramotion là thuốc ETC được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV. Thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng của say tàu xe.
Thành phần
Mỗi viên nén chứa:
- Diphenhydramin Diacefyllin 90 mg.
- Tá dược vừa đủ.
Công dụng
Thuốc Dramotion được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng của say tàu xe bao gồm buồn nôn, nôn và chóng mặt.
Cách dùng Dramotion như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Dramotion được chỉ định dùng theo đường uống. Người bệnh dùng thuốc 30 phút trước khi khởi hành và nếu cần, uống liều tương tự với khoảng cách giữa các lần uống ít nhất là 6 giờ. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 – 1/2 viên.
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: uống 1 viên.
- Trẻ em từ 4 – 6 tuổi: uống 1/2 viên.
Dramotion có phải là thuốc chống nôn an toàn không?
Chỉ định: Dramotion được chỉ định đối với người say tàu xe có các triệu chứng buồn nôn và chống mặt. Thuốc phù hợp sử dịnh đối với trẻ em trên 4 tuổi và người lớn.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: Buồn ngủ, khô miệng, táo bón.
2. Thuốc Domperidon
Domperidon là thuốc đối kháng với dopamin chỉ ở ngoại biên vì không qua được hàng rào máu – não. Vì vậy có tác dụng:
- Chống nôn trung ương: ức chế các receptor dopamin ở vùng nhận cảm hóa học ở sàn não thất IV (nằm ngoài hàng rào máu – não).
- Làm tăng tốc độ đẩy các chất chứa trong dạ dày xuống ruột do làm giãn vùng đáy dạ dày, tăng co hang vị, làm giãn rộng môn vị sau bữa ăn.
- Tăng trương lực cơ thắt thực quản, chống trào ngược dạ dày – thực quản.
- Tăng biên độ và tần số của nhu động tá tràng, điều hoà nhu động đường tiêu hóa.
Chỉ định: điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp, đặc biệt ở người bệnh đang điều trị bằng thuốc độc tế bào; chướng bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột.
Chống chỉ định: chảy máu đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học, nôn sau khi mổ, trẻ em dưới 1 tuổi.
Tác dụng không mong muốn: nhức đầu, tăng prolactin máu (chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, đau tức vú)
Liều dùng: uống 10- 60 mg/ ngày, trước bữa ăn 15 – 30 phút. Không dùng thường xuyên hoặc dài ngày.
3. Thuốc chống nôn Sosvomit 8 Odt
Thuốc Sosvomit 8 Odt là thuốc ETC được bào chế dưới dạng viên nén phân tán trong miệng. Thuốc có tác dụng chống buồn nôn và nôn.
Thành phần
Thuốc được cấu tạo gồm: Odansetron – 8 mg.
Công dụng của thuốc chống nôn Sosvomit 8 Odt
Thuốc Sosvomit 8 Odt có công dụng:
- Phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư gây nôn cao, bao gồm Cisplatin > 50 mg.
- Phòng buôn nôn và nôn liên quan đến đợt đầu và lặp lại hóa trị liệu ung thư gây nôn vừa phải.
- Phòng nôn và buồn nôn do xạ trị ở những bệnh nhân chiếu xạ toàn thân, chiếu xạ một phần vùng bụng liều cao duy nhất, hay một phần vùng bụng mỗi ngày.
- Phòng buồn nôn và/ hay nôn sau phẫu thuật.
Cách dùng Sosvomit 8 Odt như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Sosvomit 8 Odt được dùng qua đường uống. Thuốc dùng được cho người lớn và trẻ em. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:
Buồn nôn & nôn do hoá trị & xạ trị :
- Người lớn: nôn nhẹ: uống 8 mg sau 12 giờ; phòng ngừa nôn chậm: uống 8 mg x 2 lần/ ngày x 5 ngày sau 1 đợt điều trị.
- Trẻ em: 5 mg/ m² trước khi hóa trị, 12 giờ sau uống 4 mg x 2 lần/ ngày x 5 ngày.
Dự phòng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật:
- Người lớn: uống 16 mg 1 giờ trước khi gây mê.
- Suy gan: tối đa 8 mg/ ngày.
Sosvomit 8 Odt có phải là thuốc chống nôn an toàn không?
Chỉ định: Sosvomit 8 Odt được chỉ định bệnh nhân cần phòng buồn nôn và nôn trong nhiều trường hợp. Thuốc phù hợp sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
Rất thường gặp: Nhức đầu.
Thường gặp: Cảm giác ấm hoặc đỏ bừng mặt; Táo bón.
Ít gặp:
Hệ thần kinh: Co giật, rối loạn vận động (bao gồm các phản ứng ngoại tháp như là các phản ứng loạn trương lực cơ, cơn vận nhãn và rối loạn vận động).
Mạch máu: Hạ huyết áp.
Tim mạch: Loạn nhịp tim, đau ngực có hoặc không hạ đoạn ST, chậm nhịp tim.
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: Nấc.
Gan mật: Tăng men gan không triệu chứng.
4. Thuốc chống nôn Sosvomit 4
Thuốc Sosvomit 4 là thuốc ETC có tác dụng chống nôn và buồn nôn trong nhiều trường hợp.
Thành phần
Thuốc được cấu tạo gồm: Ondansetron – 1 mg.
Công dụng của thuốc chống nôn Sosvomit 4
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
- Phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu (đặc biệt 14 Cisplatin) khi người bệnh kháng lại hoặc có nhiều tác dụng phụ với liệu pháp chống nôn thông thường.
- Phòng nôn và buồn nôn do chiếu xạ.
- Phòng buồn nôn, nôn trước và sau phẫu thuật.
Cách dùng Sosvomit 4 như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Sosvomit 4 được dùng qua đường uống. Thuốc dùng được cho người lớn và trẻ em. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:
Phòng buồn nôn, nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị:
- Người lớn: liều dùng của Ôndansetron tùy theo từng cá thể, từ 8 – 32 mg/ 24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
- Trẻ em 4 – 12 tuổi: Nên khởi đầu bằng Ondansetron tiêm tĩnh mạch với liều 5 mg/ m²diện tích cơ thể (hoặc 0,15 mg/ kg), tiêm tĩnh mạch ngay trước khi điều trị hóa chất, sau đó, cứ 12 giờ cho uống 4 mg (1 viên Sosvomit 4) trong tối đa 5 ngày.
Phòng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật:
- Người lớn: 16 mg Ondansetron ( 4 viên Sosvomit 4), cho uống một giờ trước khi gây mê.
- Trẻ em: Chưa có kinh nghiệm sử dụng Ondansetron dạng uống trong phòng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật ở các bệnh nhi
- Người bệnh suy gan: Liều tối đa 8 mg/ ngày cho người xơ gan và bệnh gan nặng.
Sosvomit 4 có phải là thuốc chống nôn an toàn không?
Chỉ định: Sosvomit 4 được chỉ định bệnh nhân cần phòng buồn nôn và nôn trong nhiều trường hợp. Thuốc phù hợp sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
Các tác dụng phụ thường gặp là đau đầu, sốt, an thần, táo bón, tiêu chảy.
Ít gặp: Chóng mặt, co cứng bụng, khô miệng. Có thể xảy ra phản ứng hiếm gặp khác như quá mẫn, sốc phản vệ, nhịp tim nhanh loạn nhip, hạ huyết áp, đau đầu nhẹ, cơn động kinh, nổi ban, ban; xuất huyết, giảm kali huyết , tăng nhất thời Aminotransferase và Bilirubin trong huyết thanh, co thắt phế quản, thở ngắn, thở khò khè.
Phản ứng khác: Đau ngực, nấc.
Các loại thuốc chống nôn phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp khi gặp vấn đề về chống nôn từ bài viết trên.
Nguồn tham khảo
Thuốc Domperidon cập nhật ngày 27/01/2021: https://www.drugs.com/cons/domperidone.html
Thuốc Domperidon cập nhật ngày 27/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Domperidone