Skip to main content

Thuốc Rocimus: Công dụng và liều dùng

Thuốc Rocimus là thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng (eczema). Tại bài viết này, Nhà Thuốc Hồng Đức cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc bệnh lý về viêm da dị ứng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

Thông tin thuốc Rocimus

  • Tên thương hiệu: Rocimus
  • Quy cách đóng gói: Tuýp 10g.
  • Thành phần: Tacrolimus
  • Dạng bào chế: Thuốc mỡ
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh da liễu
  • Nhà sản xuất: Mega Lifesciences
  • Sản xuất tại Ấn Độ

Thuốc Rocimus là gì?

Rocimus 10g là thuốc được chỉ định cho điều trị bệnh chàm thể tạng (Viêm da cơ địa). Ngoài ra Rocimus còn được chỉ định điều trị những bệnh ngoài da có liên quan đến yếu tố miễm dịch.

Công dụng của Rocimus

Thuốc Rocimus 0.03% với thành phần chính là Tacrolimus, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng (eczema) trên những bệnh nhân đã điều trị bằng các loại thuốc khác mà không đem lại hiệu quả hoặc không thể sử dụng các loại thuốc khác.

Liều dùng thuốc Rocimus bao nhiêu?

Thuoc-Rocimus-Cong-dung-va-lieu-dung
Liều dùng thuốc Rocimus

Người lớn: Thuốc mỡ Tacrolimus 0.03% và 0.1%.

Bôi một lớp mỏng thuốc mỡ tacrolimus 0.03% hoặc 0.1% lên vùng da bị tổn thương hai lần/ngày và xoa bóp nhẹ. Việc điều trị nên được tiếp tục thêm 1 tuần sau khi hết dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chàm thể tạng.

Thuốc mỡ Tacrolimus có thể dùng trên bất cứ phần nào của cơ thể, kể cả ở mặt, cổ và các vùng nếp gấp, ngoại trừ trên niêm mạc.

Độ an toàn khi sử dụng thuốc mỡ tacrolimus trên phần da bị bịt kín chưa được đánh giá, tuy nhiên cách dùng này có thể làm tăng mức độ phơi nhiễm toàn thân. Không nên bôi thuốc mỡ Tacrolimus trên phần da bị bịt kín.

Trẻ em: Dùng Tacrolimus 0.03%

Bôi một lớp mỏng thuốc mỡ tacrolimus 0.03% trên vùng da bị tổn thương hai lần một ngày và xoa bóp nhẹ.

Việc điều trị nên được tiếp tục thêm một tuần sau khi hết dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Độ an toàn khi sử dụng thuốc mỡ tacrolimus trên phần da bị bịt kín chưa được đánh giá, tuy nhiên cách dùng này có thể làm tăng mức độ phơi nhiễm toàn thân. Không nên bôi thuốc mỡ Tacrolimus trên phần da bị bịt kín.

Quên liều thuốc Rocimus

Liều đã quên nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Bạn nên bỏ qua liều đã quên nếu đã đến thời gian cho liều dự kiến ​​tiếp theo. Không sử dụng thêm thuốc để bù cho liều đã quên.

Quá liều lượng của Rocimus

  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức hoặc liên hệ với bác sĩ nếu nghi ngờ quá liều thuốc Rocimus.
  • Đem theo đơn thuốc Rocimus và hộp thuốc cho bác sĩ xem.

Cách dùng thuốc Rocimus 

Dùng thuốc Rocimus chính xác theo quy định của bác sĩ. Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn và đọc tất cả các hướng dẫn thuốc hoặc tờ hướng dẫn. Bác sĩ của bạn đôi khi có thể thay đổi liều của bạn. Sử dụng thuốc chính xác theo chỉ dẫn.

Tác dụng phụ Rocimus

Các Rối loạn Chung:

  • Rất Phổ biến: Đốt và ngứa tại chỗ ứng dụng. 
  • Thường gặp: Cảm giác nóng tại chỗ bôi thuốc, ban đỏ, đau, kích ứng, dị cảm và phát ban.

Nhiễm trùng và Nhiễm trùng: 

  • Phổ biến: Nhiễm vi-rút herpes viêm da herpes simplex (eczema herpeticum), herpes simplex (mụn rộp), phát ban varicelliform của Kaposi.

Rối loạn da và mô dưới da: 

  • Thường gặp: Viêm nang lông, ngứa. 
  • Không phổ biến: Mụn trứng cá.

Rối loạn hệ thần kinh:

  • Thường gặp: Dị cảm và rối loạn vận động (giảm cảm giác, cảm giác nóng).

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: 

  • Phổ biến: Không dung nạp rượu (đỏ bừng mặt hoặc kích ứng da sau khi uống đồ uống có cồn).

Thận trọng khi dùng thuốc Rocimus

Tacrolimus đi qua hàng rào rau thai, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của nó lên thai nhi. ở người mẹ dùng tacrolimus, đã xảy ra tǎng kali máu và tổn thương thận ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tacrolimus cho thai phụ, chỉ dùng khi thật cần thiết.

Đối với phụ nữ cho con bú tacrolimus bài tiết vào sữa mẹ. Vì vậy người mẹ cần ngừng nuôi con bằng sữa mẹ khi dùng tacrolimus.

Không dùng các loại kem dưỡng ẩm ở cùng vị trí bôi thuốc Rocimus 0.03% trong vòng 2 giờ đầu.

Cần chú ý tránh không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, niêm mạc. Nếu lỡ để thuốc dính vào thì phải rửa sạch với nước.

Tacrolimus được chuyển hóa chủ yếu tại gan. Mặc dù, nồng độ thuốc trong máu thấp khi dùng ngoài da nhưng vẫn nên thận trọng khi sử dụng thuốc trên những bệnh nhân bị suy gan.

Tương tác thuốc Rocimus

Rocimus có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc khác. Trường hợp nhẹ sẽ khiến tác dụng điều trị bị ảnh hưởng do hoạt động của thuốc bị thay đổi. Bạn hãy cẩn trọng hơn với trường hợp tương tác nặng. Những tác dụng phụ nghiêm trọng rất dễ phát sinh.

Chú ý đến một số thuốc dễ gây tương tác với Rocimus được liệt kê dưới đây:

  • Lansoprazole
  • Omeprazole
  • Thuốc ức chế Protease
  • Metoclopramid
  • Methylprednisolone
  • Ketoconazole
  • Carbamazepine
  • Nifedipine
  • Rifampin
  • Clarithromycin

Danh sách này không bao quát hết các loại thuốc có thể tương tác với Rocimus. Để tránh tương tác thuốc xảy ra, bạn nên:

Báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình đang dùng.

Không dùng cùng lúc Rocimus với các loại thuốc bôi ngoài da khác.

Tránh dùng đồng thời Rocimus cùng các liệu pháp điều trị với PUVA, UVA, UVB.

Dược động học Rocimus

Thuoc-Rocimus-Cong-dung-va-lieu-dung
Dược động học Rocimus

Nghiên cứu trên người cho thấy Tacrolimus không dễ hấp thu khi bôi lên da khoẻ mạnh (không bị tổn thương). Tuy nhiên, khi bôi trên da bị phỏng hay bị tổn thương thuốc được hấp thu với lượng vừa đủ để có tác dụng tại chỗ. Tacrolimus được chuyển hóa ở gan qua hệ cytochrom P4503A4 và thải trừ hoàn toàn qua mật.

Dữ liệu lâm sàng cho thấy nồng độ Tacrolimus trong tuần hoàn sau khi dùng ngoài da là thấp và khi đo được chỉ thấy thoáng qua.

Tacrolimus không tích lũy ở các mô trong cơ thể khi điều trị ngoài da trong thời gian dài.

Khi dùng Tacrolimus toàn thân, mật được xem là đường đào thải chính với độ thanh thải toàn phần là 2.251/giờ và thời gian bán thải khoảng 40 giờ. Tacrolimus được chuyển hoá ở gan qua CYP450 3A4. Hiện nay, đã có 8 chất chuyển hóa in vitro được xác định, trong đó chất chuyển hóa 13-O-demethylated có biểu hiện in vitro vượt trội. Tuy nhiên, tác dụng dược lý thấp, chỉ khoảng 6.4% so với Tacrolimus. Kết quả nghiên cứu in vitro trên da người cho thấy, không có bằng chứng về sự chuyển hoá của Tacrolimus tại da.

Nghiên cứu chính thức về sự tương tác của thuốc bôi ngoài da với thuốc mỡ Tacrolimus chưa được tiến hành. Thuốc không chuyển hóa ở da do vậy không có khả năng tương tác chuyển hóa dưới da ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Bảo quản thuốc Rocimus ra sao?

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng được kiểm soát 15 ° – 30 ° C
  • Bảo vệ thuốc này khỏi ánh sáng và độ ẩm.
  • Không được dùng thuốc quá thời hạn sử dụng có ghi bên ngoài hộp thuốc.
  • Không được loại bỏ thuốc vào nước thải hoặc thùng rác thải gia đình. Hãy hỏi dược sĩ cách hủy bỏ những thuốc không dùng này. Xem thêm thông tin lưu trữ thuốc tại Nhà Thuốc Hồng Đức.

Thuốc Rocimus giá bao nhiêu?

  • Giá thuốc Rocimus sẽ có sự dao động nhất định giữa các nhà thuốc, đại lý phân phối. Người dùng có thể tham khảo giá trực tiếp tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

** Chú ý: Thông tin bài viết về thuốc Rocimus tại Nhà Thuốc Hồng Đức với mục đích chia sẻ kiến thức mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sỹ chuyên môn.


Nguồn Tham Khảo uy tín

  1. Rocimus generic. Price of rocimus. Uses, Dosage, Side effects https://www.ndrugs.com/?s=rocimus . Truy cập ngày 27/01/2021.
  2. Tacrolimus – wikipedia https://en.wikipedia.org/wiki/Tacrolimus. Truy cập ngày 19/12/2020.
  3. Nguồn uy tín Nhà Thuốc LP Rocimus 10g Tacrolimus: https://nhathuoconline.org/san-pham/thuoc-rocimus-10g-tacrolimus/. Truy cập ngày 2/04/2021.
  4. Nguồn uy tín Nhà Thuốc Hồng Đức Health News Thuốc Rocimus 10g là gì? Công dụng và cách dùng https://nhathuochongduc.com/thuoc-rocimus/. Truy cập ngày 19/12/2020.
Rate this post
LucyTrinh