Thuốc Paracetamol cho người lớn: Liều dùng, cách dùng thuốc ra sao?
Thuốc Paracetamol thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, hạ sốt… Thuốc cũng có tác dụng giảm đau đối với người bị viêm khớp nhẹ, trường hợp viêm nặng hơn như viêm sưng khớp cơ thì việc sử dụng Paracetamol sẽ không hiệu quả.
Thuốc Paracetamol là gì?
- Paracetamol là một loại thuốc có tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt. Paracetamol sẽ tác động đến vùng dưới đồi, làm tăng khả năng tỏa nhiệt và giúp hạ thân nhiệt ở những người đang bị sốt. Thuốc hầu như không có tác dụng ở những người có thân nhiệt bình thường.
- Ngoài ra, Paracetamol còn có tác dụng giảm đau. Paracetamol có thể hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa với thời gian bán thải từ 1 – 3 giờ đồng hồ.
- Paracetamol chuyển hóa ở gan sau đó thải trừ qua thận. Trong một số trường hợp Paracetamol có thể dùng thay thế cho cho ibuprofen để giảm đau tuy nhiên lại không có khả năng giảm viêm.
Thông tin thuốc Paracetamol
- Nhóm thuốc:Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
- Tên khác :Acetaminophen
- Dạng thuốc :Viên nang, viên nén giải phóng kéo dài, viên nén bao phim, thuốc đạn, dung dịch treo, gói để pha dung dịch;Viên nén sủi bọt
Dạng bào chế thuốc paracetamol
- Viên nén, dạng uống: 325mg, 500mg.
- Gel, dạng uống: 500mg.
- Dung dịch, dạng uống: 160 mg/5 ml (120ml, 473ml); 500 mg/5 ml (240ml).
- Siro, dạng uống: biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml (118ml).
Cách sử dụng thuốc Paracetamol
- Paracetamol thường được dùng qua đường uống. Trường hợp người bệnh không thể uống thuốc có thể dùng dưới dạng đặt trực tràng.
- Tuy nhiên, nếu đặt trực tràng sẽ cần liều lượng thuốc cao hơn so với đường uống. Có như vậy nồng độ huyết tương mới có thể giống nhau.
Số lần uống thuốc Paracetamol như thế nào?
Uống thuốc theo một lịch trình đều đặn có thể tránh được sự dao động của triệu chứng đau hoặc sốt. Khoảng thời gian giữa hai lần uống thuốc:
- Trẻ em phải được cho uống thuốc đều đặn, kể cả ban đêm, và tốt nhất là cách nhau 6 giờ, hoặc tối thiểu là 4 giờ;
- Người lớn phải uống các liều thuốc cách nhau tối thiểu là 4 giờ.
Ngộ độc thuốc Paracetamol có thể xảy ra do đâu?
- Sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc chứa Paracetamol
- Khoảng cách giữa các liều ít hơn 4 giờ đồng hồ
- Dùng thuốc trong một thời gian dài
- Uống quá liều (Dùng 150mg/ kg/ ngày đối với trẻ em và 6 – 10g/ ngày đối với người lớn). Liều lượng gây ngộ độc có thể thấp hơn nếu bệnh nhân có chức năng gan suy yếu.
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thuốc Paracetamol ra sao?
- Trong vòng 24 giờ đầu tiên, xuất hiện các triệu chứng như xanh xao, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng và chán ăn.
- Sau đó men gan tăng lên nhanh chóng, tăng nguy cơ hoại tử gan, suy giảm chức năng gan, hội chứng não – gan, nhiễm toan chuyển hóa, dẫn đến hôn mê và thậm chí là tử vong.
- Ngộ độc Paracetamol thường xảy ra ở người thiếu thận trọng khi sử dụng, nghiện rượu mãn tính, suy gan nặng, người suy dinh dưỡng và người cao tuổi.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thuốc Paracetamol như thế nào?
- Đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất
- Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dàyvà cho dùng N-acetylcystein ở dạng uống/ tĩnh mạch để giải độc Paracetamol.
- Hoặc có thể dùng thuốc tẩy muối và than hoạt để làm giảm hấp thu Paracetamol.
- Kết hợp đồng thời với điều trị triệu chứng và bảo toàn chức năng hô hấp.
Ngưng thuốc thuốc Paracetamol khi nào?
- Cơn đau tiếp tục kéo dài sau 10 ngày sử dụng Paracetamol (5 ngày đối với trẻ nhỏ)
- Xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng
- Bệnh tiến triển nặng và xuất hiện các triệu chứng mới
Lưu ý nào khi sử dụng thuốc Paracetamol?
- Không tự ý sử dụng Paracetamol nếu không được có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Paracetamol là thành phần có trong rất nhiều loại thuốc. Do đó, nếu bạn sử dụng một số loại thuốc cùng nhau có thể vô tình khiến lượng Paracetamol nạp vào cơ thể vượt quá mức cho phép.
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần đọc kỹ thành phần xem sản phẩm đó có chứa Paracetamol hay acetaminophen (hay APAP) không để xác định liều lượng thuốc cho phù hợp.
- Không sử dụng bia rượu trong thời gian uống thuốc Paracetamol vì sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
Chống chỉ định Thuốc Paracetamol
- Dị ứng với paracetamol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase.
Thuốc Paracetamol có thể gây ra những tương tác nào?
Một số thuốc có thể tương tác với thuốc hạ sốt paracetamol:
- Thuốc khác cũng chứa paracetamol
- Amitriptyline
- Amlodipine
- Amoxicillin
- Aspirin
- Atorvastatin
- Caffeine
- Clopidogrel
- Codeine
- Diazepam
- Diclofenac
- Furosemide
- Gabapentin
- Ibuprofen
- Lansoprazole
- Levofloxacin
- Levothyroxine
- Metformin
Tương tác với rượu hoặc các đồ uống gây ra tác dụng phụ
- Sốt, ớn lạnh
- Đau khớp hoặc sưng
- Mệt mỏi hoặc suy nhược quá mức
- Chảy máu hay bầm tím
- Xuất hiện phát ban
- Ngứa da
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn, nôn mửa
- Vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt
Bệnh về gan: Tương tác nghiêm trọng
- Thuốc Paracetamol (Acetaminophen) chủ yếu được chuyển hóa trong gan thành các dạng không hoạt động. Tuy nhiên, số lượng nhỏ các dạng này được chuyển đổi theo các con đường nhỏ hơn thành các chất chuyển hóa, điều này có thể gây độc gan hoặc làm xuất hiện chứng bệnh Methemoglobinemia.
- Bệnh nhân bị suy gan có thể có nguy cơ tăng độc tính do tăng hoạt động của các đường chuyển hóa nhỏ. Tương tự, sử dụng acetaminophen quá mức hoặc thường xuyên có thể làm ứ đọng các enzyme gan thiết yếu và dẫn đến sự trao đổi chất tăng lên theo các con đường nhỏ.
- Tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp dẫn đến ghép gan và tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng acetaminophen.
Phenylketonuria (PKU): Tương tác vừa phải
- Một số sản phẩm thuốc paracetamol dạng uống và paracetamol dạng kết hợp, đặc biệt là viên nén để nhai, có chứa chất làm ngọt nhân tạo – Aspartame (NutraSweet).
- Aspartame được chuyển thành phenylalanine trong đường tiêu hóa sau khi ăn. Các chế phẩm sủi bọt và nhai của acetaminophen cũng có thể chứa phenylalanine.
Dược lực thuốc Paracetamol
- Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.
- Thuốc Paracetamol (acetaminophen hay N – acetyl – p – aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.
- Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Dược động học thuốc Paracetamol
- Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
- Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N – acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
- Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ. Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N – acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N – acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.
Bảo quản thuốc Paracetamol
- Bảo quản thuốc ở dưới 40 độ C, tốt nhất là 15 – 30 độ C, tránh để đông lạnh dung dịch hoặc dịch treo uống.
Nguồn tham khảo
- Thuốc Paracetamol: https://nhathuochongduc.com/thuoc-paracetamol/ . Truy cập ngày 27 tháng 06 năm 2020
- Thuốc Paracetamol: https://vietducinfo.com/thuoc-paracetamol-la-gi/ . Truy cập ngày 27 tháng 06 năm 2020
- Thuốc Paracetamol: https://www.daugiatuthien.com.vn/thuoc-paracetamol-sanofi-500mg.html . Truy cập ngày 27 tháng 06 năm 2020
- Thuốc paracetamol: https://nhathuoconline.org/thuoc-paracetamol/ . Truy cập ngày 29/01/2021
Nguồn tổng hợp: Asia-genomics.vn