Skip to main content

Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs): Sử dụng bừa bãi gây tác hại gì?

| asia |

Tác hại của việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng viêm không Streroid ( NSAIDs) như thế nào, phân loại nhóm nhỏ thuốc kháng viêm không streeoid loại nào nên sử dụng phù hợp với bệnh nhân nào cùng tìm hiểu ngay nào.

NSAIDs là gì?

Thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs là tên viết tắt của non-steroidal anti-inflamatoy drug hay còn gọi là thuốc kháng viêm không chứa cấu trúc steroid.

Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không có cấu trúc steroids.

nhom thuoc khang viem khong streroid
nhom thuoc khang viem khong streroid

NSAIDs được chỉ định trong các trường hợp cụ thể nào?

NSAIDs thường được sử dụng để điều trị các trường hợp đau, viêm cấp hoặc mạn tính. Ngoài ra, một số thuốc được sử dụng ngăn ngừa ung thư trực tràng, chống đông vón tiểu cầu và trong bệnh lý tim mạch.

Nhìn chung, NSAIDs được chỉ định trong các bệnh lí sau:

  • Bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp
  • Các bệnh tự miễn
  • Tình trạng gout cấp
  • Đau bụng kinh
  • Trường hợp gây đau xương do ung thư di căn
  • Đau đầu
  • Các cơn đau nhẹ và vừa do chấn thương hoặc viêm mô
  • Sốt
  • Tắc ruột
  • Cơn đau quặn thận
  • Chống kết tập tiểu cầu

Phân loại nhóm nhỏ trong thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs

Aspirin thuốc kháng viêm không streroid

Ngoài tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, aspirin còn có thêm tác dụng ngăn cản kết tập tiểu cầu.

Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày ….

Do đó hiện nay, aspirin ít được sử dụng để giảm đau và thường được dùng để chống kết tập tiểu cầu ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch với liều thấp.

aspirin nhom thuoc khang viem khong streroid
aspirin nhom thuoc khang viem khong streroid

NSAIDs có tác dụng giảm đau nhưng ảnh hưởng lên tiêu hóa

  • Diclofenac và Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin, nhưng đồng thời tác dụng phụ như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày… cũng nặng hơn.
  • Một số hoạt chất khác như: naproxen, ketoprofen…. cũng tương tự như các hoạt chất trên.

Nhóm NSAIDs có thể giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả nhưng giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa

Meloxicam thuộc nhóm thuốc kháng viêm không streroid

  • Đã có bằng chứng chứng minh meloxicam giúp giảm đau và giảm tình trạng cứng khớp trên bệnh nhân thoái hóa khớp, cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp.
  • Meloxicam ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim mạch so với diclofenac, piroxicam và celecoxib.

Celecoxib, rofecoxib, valdecoxib… nhóm thuốc kháng viêm không streroid

  • Giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa so với aspirin hay diclofenac.
  • Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các hoạt chất này trên tim mạch, thận vẫn còn đang được nghiên cứu.
  • Rofecoxib và valdecoxib đã rút khỏi thị trường năm 2004 do nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng phụ liên quan đến tai biến về tim mạch và valdecoxib còn gây các phản ứng da nghiêm trọng

NSAIDs sẽ không được sử dụng trên những đối tượng nào sau đây?

  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Rối loạn đông máu.
  • Suy gan, suy thận.
  • Phụ nữ có thai.
  • Dị ứng với NSAID.

Cách dùng và liều dùng của thuốc kháng viêm không streroid

  • Nên bắt đầu điều trị với thuốc có ít tác động phụ nhất.
  • Lựa chọn thuốc trong nhóm dựa trên tình trạng cụ thể của từng người bệnh.
  • Thận trọng ở các đối tượng có nguy cơ: đã từng bị bệnh về dạ dày, tim mạch, bị dị ứng, suy gan, suy thận, đối tượng đặc biệt như: người già, phụ nữ có thai… và chỉ định thuốc sau khi đánh giá và cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc.
  • Bệnh nhân nên khởi đầu bằng liều thấp nhất, không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu có hiệu quả. Sử dụng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Đồng thời, bệnh nhân phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng…
  • Lưu ý, không sử dụng đồng thời 2 hoặc nhiều thuốc NSAID vì không những không tăng hiệu quả mà còn gây tăng nguy cơ gặp tác động không mong muốn.
  • Đường tiêm bắp dùng hằng ngày. Tuy nhiên, để tốt hơn thì nên dùng đường uống do thuốc được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa.

Xem thêm các bài viết liên quan

Xem thêm video giới thiệu về thuốc aspirin healthyungthu

Rate this post