Skip to main content

Oxytocin – Thuốc trợ sinh hiệu quả

| asia |

Oxytocin là loại thuốc có mặt trong sản khoa, thực hiện chức năng gây co bóp tử cung với mức độ đau thay đổi tùy theo cường độ co bóp ở tử cung của chị em mà thuốc mang lại. Thuốc Oxytocin được dùng để gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc đẻ và để giảm chảy máu nơi nhau bám đối với các chị em khi mang thai và sinh con. Để giúp bệnh nhân có thêm kiến thức, nhằm phát huy hiệu quả của việc sử dụng thuốc Oxytocin, chúng tôi xin giới thiệu bài viết Oxytocin là thuốc gì dưới đây.

Thuốc Oxytocin là gì? Các đặc điểm của thuốc Oxytocin

Dạng và hàm lượng:

  • Dung dịch tiêm  1 ml chứa 2 đơn vị, 5 đơn vị, 10 đơn vị.
  • Lọ nhỏ mũi 5 ml, 40 đơn vị/ ml.
  • Tên biệt dược: Oxytocin, Vintoxin.
  • Hạn sử dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Nhóm dược lý: Thuốc  thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non.
  • Khả năng hấp thụ: Qua đường tiêm.
  • Chuyển hóa: Hoàn toàn.
  • Thải trừ: Qua nước tiểu.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Oxytocin

Chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ gây chuyển dạ đẻ.
  • Người mang thai đến ngày hoặc sắp đến hạn đẻ mà nếu tiếp tục mang thai có thể dẫn đến nguy cơ cho mẹ hoặc thai thai phụ chẳng hạn bị đái tháo đường, tăng huyết áp, suy nhau thai.
  • Chị em cần thúc đẻ khi tăng chuyển dạ kéo dài hoặc do đờ tử cung khi xảy ra.
  • Mẹ bầu cần phòng và điều trị chảy máu sau đẻ.
  • Trường hợp gây sẩy thai (sẩy thai không hoàn toàn, thai chết lưu).

Chống chỉ định dùng thuốc:

  • Bệnh nhân mẫn cảm và dị ứng nhẹ hoặc nghiêm trọng với các thành phần của thuốc, từng có dấu hiệu tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Phụ nữ bị suy tim vừa và nặng.
  • Đối tượng tâm thần.
  • Cơn co tử cung cường tính.
  • Trường hợp chị em không thể đẻ theo đường tự nhiên được (ví dụ: Kích thước giữa đầu thai nhi và khung chậu không được phù hợp, nhau tiền đạo, mạch tiền đạo, nhau bong non, sa dây nhau).
  • Phụ nữ dễ bị vỡ tử cung do mang thai nhiều lần, đa ối, hoặc có sẹo tử cung do phẫu thuật.
  • Người bị đờ tử cung trơ với oxytocin.
  • Mang bầu bị nhiễm độc thai nghén, sản giận.

Liều lượng và cách dùng thuốc

Đối với người lớn:

Khi chuyển dạ: Dùng 0,5 – 1 milliunit truyền tĩnh mạch mỗi giờ, tầm 30 đến 60 phút nâng liều thuốc tăng dần 1 – 2 milliunit cho đến khi tình trạng co bóp được xảy ra.

Bị chảy máu sau khi sinh: Dùng 10 – 40 unit, truyền tĩnh mạch 1000 mL ở một tốc độ đủ để kiểm soát chảy máu theo yêu cầu bác sĩ.

Người lớn khi phá thai (trường hợp không mong muốn):

Sau khi đi hút hoặc nạo để phá thai, liều bắt buộc hoặc lựa chọn đối với chị em được chia ra thành 2 loại:

Dùng 10 unit trong 500 ml, truyền tĩnh mạch.

Sau khi tiêm để phá thai giữa thai kì:

Dùng 10 – 20 milliunit mỗi phút truyền tĩnh mạch, không được sử dụng thuốc vượt quá 30 unit trong một khoảng thời gian 12 giờ do nguy cơ nhiễm độc nước rất cao.

Đối với trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng.

Bạn nên dùng thuốc như thế nào?

Thuốc Oxytocin được dùng bằng cách tiêm vào tĩnh mạch, việc tiêm thuốc cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng khi chưa hỏi ý kiến.

Sử dụng thuốc quá liều và cách xử lý

  • Các biểu hiện của quá liều nhịp tim chậm (do kích thích phó giao cảm), suy thai, ngạt và tử vong thai nhi, có thể làm tăng trương lực cơ tử cung, tử cung co cứng, vỡ tử cung và tổn thương mô mềm, bong nhau non và nghẽn mạch do nước ối, bên cạnh đó còn có biểu hiện chóng mặt, đặc biệt là hạ huyết áp.
  • Cách xử lý: Ngừng sử dụng  thuốc Oxytocin ngay, đưa đến cấp trên nếu cơ sở y tế không giải quyết được hoặc gọi cho 115 trong quá trình duy chuyển cần để bệnh nhân bình tỉnh không lớn tiếng để không xảy ra trường hợp xấu nhất.

Các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc

  • Người có cảm giác lo sợ hoặc bị kích động.
  • Chảy máu quá lâu sau khi sinh con không cầm ( thường gặp ở bệnh nhân bị đái tháo đường.
  • Bị rối loạn, nói lắp, ảo giác, suy nhược nặng, chuột rút cơ bắp, mất phối hợp, cảm giác không ổn định khi tiêm thuốc vào cơ thể.
  • Có biểu hiện trầm cảm, lo lắng, hung hăng.
  • Đau ngực ở mức nặng.
  • Ảnh hưởng trí nhớ.
  • Huyết áp cao hoặc thấp gây nguy hiểm.
  • Nhịp tim nhanh, chậm thất thường.
  • Gây rối loạn tiêu hóa ( buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, trướng bụng).
  • Dị ứng da, nhức đầu, buồn ngủ, mệt mỏi.
  • Ngủ gật, trầm cảm, hôn mê.

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nêu trên thì bệnh nhân cần báo cáo với cán bộ nhân viên y tế để được kiểm tra hoặc gọi cho bác sĩ để được tư vấn xử lý, không nên để tình trạng tác dụng phụ kéo dài và lặp lại.

Những điều cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc Oxytocin

Thận trọng và cảnh báo:

  • Các loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả các loại thảo dược và thực phẩm chức năng cũng trình bày với bác sĩ trước khi tiêm để tránh bị phản ứng.
  • Oxytocin khi tiêm vào tĩnh mạch cần tiêm từ từ không bơm quá nhanh vào cơ thể để khỏi bị tụt huyết áp nhất thời.
  • Không sử dụng thuốc ở người dưới 18 tuổi.
  • Nghiêm cấm dùng thuốc cho người bệnh tăng áp suất dịch kính và có vết thương hở.
  • Không dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của chuyên khoa về vấn đề này.
  • Những người suy thận, gan nặng cần thận trọng khi dùng thuốc.
  • Tránh dùng bia, rượu, thuốc lá, cà phê và những thực phẩm gây kích thích thần kinh khác để thuốc phát huy đúng tác dụng, ngăn chặn nguy cơ phản ứng không mong muốn.
  • Tương tác với thuốc Oxytocin: Cyclopropan khi phối hợp chung với thuốc này làm cho bệnh nhân gây mê hoặc hạ huyết áp. Thuốc Dinoproston khi dùng với Oxytocin có thể tăng trương lực cơ tử cung làm phụ nữ khó chịu. Ngoài ra, thuốc Oxytocin làm chậm tác dụng gây mê của thành phần thuốc Thiopental.
  • Tính tương kỵ: Thuốc Oxytocin tương kỵ với các thành phần saufibrinolysin, norepinephrin bitartrat, proclorperazin edisylat, và natri warfarin.

Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thuốc Oxytocin

  • Sức khỏe của bạn là một tiền đề để điều trị các bệnh nói chung, tình trạng sức khỏe yếu làm ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này, báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là các bệnh dưới đây:
  • Bệnh nhân đang gặp vấn đề chảy máu (ví dụ, chảy máu dưới màng nhện, chảy máu không rõ nguyên nhân).
  • Người bị tăng huyết áp (huyết áp cao, huyết áp thấp) khi sử dụng thuốc có khả năng làm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi tồi tệ hơn.
  • Phụ nữ hay chuyển dạ khó khi sinh con với sự không cân đối giữa đầu với xương chậu của thai nhi, tường bị ung thư cổ tử cung, suy thai ở mức độ nặng.
  • Chị em đã từng sinh con hơn năm lần.
  • Đã có tiền sử phẫu thuật cổ tử cung hay tử cung như mổ lấy thai nhi, ngoài ra tử cung giãn quá mức cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thuốc.
  • Các bạn nữ bị nhiễm độc thai nghén.
  • Mẹ bầu có vị trí thai nhi không thuận lợi chẳng hạn nằm ngang.
  • Chị em đang có tình trạng yêu cầu mổ lấy thai nhi nếu gặp các biểu hiện sau đây thì nghiêm cấm sử dụng thuốc (sa dây rốn, nhau thai tiền đạo hoàn toàn, mạch máu tiền đạo, hoặc trong trường hợp khẩn cấp)

Bạn nên bảo quản thuốc như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm. Không vứt thuốc bừa bãi và để dung dịch tiêm chưa sử dụng ra ngoài không khí quá lâu.
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ, để xa tầm tay trẻ em và các loại thú nuôi.

Hi vọng những thông tin trong bài viết Oxytocin là thuốc gì trên đây đã đem đến cho bà bầu nói chung và chị em phụ nữ nói riêng có thêm tư liệu để hiểu rõ hơn về loại thuốc này, cũng như một số kiến thức bổ ích và cần thiết để chăm sóc vấn đề sức khỏe của mình một cách thuận lợi. Cảm ơn sự quan tâm bạn đọc đã dành cho bài viết.

Nguồn tham khảo

Thuốc Oxytocin cập nhật ngày 30/01/2021: https://www.drugs.com/mtm/oxytocin.html

Thuốc Oxytocin cập nhật ngày 30/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Oxytocin_(medication)

Rate this post