Skip to main content

Acetylcystein 200mg gói bột giá bao nhiêu?

| asia |

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Acetylcystein 200mg tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này chúng tôi xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Acetylcystein 200mg là thuốc gì? Acetylcystein 200mg có tác dụng gì? Thuốc Acetylcystein 200mg gói bột được bán giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Acetylcystein là thuốc gì?

Acetylcystein thuộc nhóm thuốc ho. Thuốc được đóng gói thành hộp 30 gói được bào chế ở dạng bột pha uống. Thuốc có chứa acetylcystein với hàm lượng 200mg/lọ và tá dược vừa đủ 1 gói gồm có: Lactose, aspartam, silicon dioxyd, màu sunset yellow, bột hương vị cam.

Tác dụng của Acetylcystein

Acetylcysteine dược đưa vào sử dụng trong ý tế từ năm 1968 và nằm trong danh mục các thuốc thiết yếu của tổ chức y tế thế giới.

Acetylcystein có tác dụng làm lỏng dịch nhầy từ đó giúp dễ khác ra ngoài, dịu ho.

Công dụng và chỉ định

  • Thuốc có tác dụng làm lỏng dịch nhầy và giải độc khi bị ngộ độc paracetamol.
  • Với tác dụng làm lỏng dịch nhầy nên thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh lí như: bệnh tiết chất nhầy bất thường, viêm phế quản có đờm nhầy đặc quánh, bệnh nhầy nhớt.
  • Với tác dụng giải độc paracetamol nên thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị ngộ độc paracetamol.

Chống chỉ định

  • Acetylcystein được chống chỉ định với tất cả các bệnh nhân có tiền sử bị nhạy cảm hay quá mẫn với thành phần acetylcystein và các thành phần khác của thuốc.
  • Ngoài ra bệnh nhân hen hay có tiền sử co thắt phế quản cũng được chống chỉ định dùng thuốc này do thuốc gây co thắt phế quản
  • Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng

Thuốc được bào chế ở bột pha uống và được dùng đường uống. Đầu tiên bạn lấy một cốc nước vừa đủ sau đó hòa bột ra cốc khẩy đều rồi sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng tốt nhất.

Liều dùng

  • Liều dùng có thể thay đổi tùy thuốc vào tình trạng bệnh lí của bệnh nhân.
  • Đối với trường hợp dùng thuốc để  tiêu chất nhầy thì sử dụng với liều dùng là 1 gói/lần và ngày uống 3 lần đối với  người lớn và trẻ em trên 6 tuổi còn đối với trẻ em từ 2 đến 6 tuổi thì số lần dùng trong ngày giảm xuống còn 2 lần/ngày và dùng với liều dùng là 1 gói/ lần.
  • Đối với trường hợp sử dụng thuốc để giải độc quá liều paracetamol thì sử dụng liều dùng cho bệnh nhân như sau: ban đầu dùng với liều dùng là 140mg/kg, sau đó uống 1 liều 70 mg/kg cách 4 giờ sau đó và uống tổng cộng thêm 17 lần.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như báo cáo cho bác sĩ về bệnh mình đang gặp phải, thuốc đang sử dụng cũng như là các biện pháp trị liệu để có chế độ liều hợp lí và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

  • Cần lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều. Nếu có các biểu hiện quá liều cần dừng thuốc và đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế để được xử lí và điều trị kịp thời.
  • Nếu bệnh nhân quên liều bệnh nhân nên uống càng sớm càng tốt tuy nhiên nếu khoảng thời gian gần đến lần uống tiếp theo thì nên bỏ qua liều đó vì có thể hay ra hiện tượng quá liều và uống liều tiếp theo như bình thường. Bệnh nhân có thể đặt báo thức cho các lần sử dụng thuốc để nhắc nhở việc sử dụng hoặc sắp xếp thời gian biểu để uống thuốc cho hợp lí.

Chú ý, thận trọng khi sử dụng

  • Cần chú ý thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng Acetylcystein và thành phần của thuốc, bạn nên báo cáo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của mình để có thể có hướng điều trị tốt nhất.
  • Đối với các bệnh nhân có bệnh hen suyễn thuốc có thể gây co thắt làm ăng trieuejc hứng bênh nên dùng thuốc, để giảm thiểu các kích ứng và cơ thắt có thể dùng thuốc thay thế như carbocystein.
  • Phụ nữ có thai: Chưa có đầy đủ báo cáo về tác dụng không mong muốn cho thai nhi khi sử dụng thuốc cho phụ nữ thai. Vì vậy bạn không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc mặt lợi và mặt hại khi sử dụng.
  • Phụ nữ cho con bú: Chưa có đầy đủ báo cáo về tác dụng không mong muốn cho trẻ đang bú sữa mẹ khi sử dụng thuốc cho người mẹ. Vì vậy bạn không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc mặt lợi và mặt hại khi sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc

  • Khi sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn triên tiêu hóa, thường gặp là tình trạng buồn nôn, nôn, ngoài ra có thể có tiêu chảy.
  • Các tác dụng phụ liên quan đến tai, mũi, miệng có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc như: ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi.
  • Các tác dụng phụ liên quan đến da khi bệnh nhân sử dụng thuốc như phát ban, mày đay tuy nhiên ít gặp.
  • Một số tác khác bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng thuốc như co thắt phế quản, phản vệ, sốt… tuy nhiên các tác dụng phụ này rất hiếm gặp
  • Không phải tất cả các bệnh nhân đều có các tác dụng phụ kể trên, mà gặp phải ở một số bệnh nhân.
  • Bạn nên báo cáo cho bác sĩ biết về các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc để được xử lí kịp thời tránh làm tăng nặng các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng với các thuốc khác

  • Khi sử dụng đồng thời với các thuốc có tính oxy hóa với acetylsystein sẽ làm giảm tác dụng của cả 2 thuốc vì nhóm SH có tính khử của acetylsystein. Nêu sử dụng các thuốc này cách xa nhau để tránh giảm tác dụng của thuốc.
  • Các thuốc giảm ho hoặc giảm tiết dịch sẽ làm giảm tác dụng của acetylsystein khi sử dụng đồng thời với nhau vì vậy không nên phối hợp các thuốc đó với nhau khi dùng.
  • Bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các thuốc mình đang dùng để tránh các tương tác có thể xảy ra khi dùng thuốc.

Acetylcystein 200mg được bán với giá bao nhiêu?

  • Acetylcystein được sản xuất tại công ty dược phẩm dược phẩm Cửu Long – Pharimexco. Giá bán của acetylcystein hiện nay trên thị trường đang được cập nhập trên hệ thống
  • Giá bán của thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty sản xuất, nhà nhập khẩu, hàm lượng… Giá cả có thể chênh lệch một chút ở những nơi bán khác nhau. Hãy lựa chọn mua acetylcystein ở những nơi uy tín để tránh tình trạng mua phải thuốc giả không đảm bảo chất lượng.

Nguồn tham khảo

Thuốc Acetylcystein cập nhật ngày 24/02/2021: https://www.drugs.com/mtm/acetylcysteine.html

Thuốc Acetylcystein cập nhật ngày 24/02/2021: https://vi.wikipedia.org/wiki/Acetylcysteine

Rate this post