Skip to main content

Thẻ: ung thư di truyền may đổi

Di truyền và ung thư

Ung thư là do sự phát triển bất bình thường của các tế bào. Thay vì tuân theo sự phát triển của các tế bào đã được lập trình sẵn thì các tế bào ung thư sản sinh theo một cách bất quy tắc. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là: 80% do môi trường bên ngoài và 10% từ yếu tố gen di truyền.

Bệnh ung thư có di truyền không?

  • Bản chất của ung thư là do biến đổi gen gây ra. Phần lớn sự biến đổi này là do các tác nhân từ môi trường bên ngoài tác động vào. Chỉ một số rất ít là có sẵn các gen đột biến từ lúc mới sinh, do di truyền mà ra. Yếu tố này chiếm chưa đến 10% các nguyên nhân gây ung thư. Và các gen đột biến này có khả năng truyền lại cho thế hệ sau rất thấp.
  • Ung thư do di truyền thường hiếm gặp, chiếm dưới 10% nguyên nhân gây ung thư.

Dấu hiệu của ung thư di truyền

Đột biến gen khác nhau dẫn đến những loại ung thư khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là ung thư vú và buồng trứng thường gặp ở phụ nữ. Chủ yếu là do đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Điều này không chỉ gia tăng nguy cơ ung thư cho vú, buồng trứng mà còn ở tuyến tụy, tuyến tiền liệt, meloma và nhiều hình thức ung thư khác.

Một số hội chứng ung thư khác có nguy cơ di truyền với những dấu hiệu đặc trưng và có thể gia tăng nguy cơ cho nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, như những hội chứng sau:

  • Hội chứng Lynch hay còn gọi là Hereditary Non-Polyposis Colorectal Cancer. Nghĩa là ung thư đại trực tràng không polyp di truyền làm gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng đặc biệt dưới 50 tuổi, buồng trứng, tử cung, dạ dày, ruột non và ống mật.
  • Hội chứng Cowden do đột biến gen PTEN. Có thể gia tăng nguy cơ ung thư vú, tuyến giáp và tổn thương da đặc trưng.
  • Hội chứng Peutz-Jegher có nguyên nhân là đột biến gen STK11. Tăng nguy cơ ung thư đại tràng, vú và tụy với biểu hiện nhiều sắc tố đặc trưng ở môi và trong má
  • Hội chứng li-fraumeni là đột biến gen TP 53 tăng nguy cơ ung thư vú, xương và mô mềm, u não và ung thư biểu mô vỏ thượng thận ở trẻ nhỏ.
Hội chứng Peutz-Jegher
Hội chứng Peutz-Jegher

Các loại bệnh ung thư có khả năng di truyền cao

1. Ung thư vú

  • Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Sự di truyền của ung thư vú có liên quan đến gen BRCA 1 và BRCA 2. Khi hai gen bị đột biến, chúng không thể sửa chữa lỗi và kiểm soát sự sinh sản của các tế bào xấu kịp thời, cuối cùng dẫn đến ung thư.
  • Đột biến ở hai gen này được truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ có đột biến gen này có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4 đến 8 lần so với người bình thường.

2. Ung thư đại trực tràng

  • Mỗi năm,1,2 triệu người trên toàn thế giới chẩn đoán ung thư đại trực tràng và 600.000 người chết trực tiếp hoặc gián tiếp từ căn bệnh này.
  • Trong đó 3-5% các bệnh ung thư này là do di truyền và các dạng di truyền của chúng là ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Được biết cha mẹ có tiền sử bị loại ung thư này có 50% khả năng di truyền xuống đời con.

3. Ung thư tuyến giáp

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,…) đã từng mắc bệnh.
  • Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được cụ thể loại gen đột biến nào dẫn tới sự di truyền này.

4. Ung thư phổi

  • Chuyên gia cho biết một số bệnh ung thư phổi nhất định có ảnh hưởng bởi tiền sử gia đình.
  • Ví dụ, hơn 35% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy phổi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, trong khi phụ nữ mắc ung thư biểu mô tế bào phế nang có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư lên tới 58,3%.

5. U nguyên bào võng mạc

  • Đây là một bệnh ung thư xảy ra trên mắt và xảy ra chủ yếu ở trẻ em và tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh này tăng cao khi cha mẹ hoặc ông bà có tiền sử của loại ung thư này.
Các bệnh ung thư có tính di truyền
Các bệnh ung thư có tính di truyền

Cách phòng ngừa ung thư

Không hút thuốc

  • Hầu như ai trong chúng ta cũng đều biết hút thuốc là có thể gây ra ung thư phổi. Tuy nhiên, đó không phải là tác hại duy nhất của thói quen xấu này.
  • Hút thuốc lá còn có thể gây ra hàng loạt các căn bệnh ung thư khác. Như ung thư miệng, vòm họng, thanh quản, ruột, cổ tử cung, tuyến tụy và thận. Thậm chí việc hút thuốc thụ động cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
  • Do đó, không hút thuốc hay sử dụng các sản phẩm từ cây thuốc lá là một biện pháp ngăn ngừa ung thư quan trọng.

Hạn chế rượu bia và các loại đồ uống có cồn

  • Những người tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, gan, ung thư não, trực tràng, cổ họng.
  • Lượng đồ uống có cồn tiêu thụ càng nhiều, nguy cơ mắc các bệnh ung thư càng cao. Nguy cơ này còn cao hơn nữa khi vừa sử dụng đồ uống có cồn và hút thuốc.

Duy trì cân nặng phù hợp

Việc duy trì cân nặng phù hợp có rất nhiều lợi ích. Không chỉ khiến bạn có ngoại hình đẹp hơn, tự tin hơn, mà còn giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ruột già và thận.

Thường xuyên rèn luyện thể lực

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên rèn luyện thể lực có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú và ruột già.

Thường xuyên làm xét nghiệm phát hiện sớm ung thư

  • Thực tế là 1/3 các bệnh ung thư có thể chữa khỏi nhờ chẩn đoán sớm. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ung thư thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm căn bệnh, tránh để tế bào ung thư phát triển và lây lan sang các bộ phận khác.
  • Một số xét nghiệm đại trực tràng hay cổ tử cung còn có thể giúp phòng tránh mắc bệnh ung thư tại các bộ phận này.

Chế độ ăn lành mạnh

  • Chế độ ăn giàu hoa quả, rau, protein không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung, mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
  • Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn các sản phẩm thịt đỏ và thịt đã qua chế biến. Giảm lượng đường và ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì đã qua tinh chế cũng là những cách ngăn ngừa ung thư hữu hiệu.
Chế độ ăn lành mạnh phòng ngừa ung thư
Chế độ ăn lành mạnh phòng ngừa ung thư

Bôi kem chống nắng

  • Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách hữu hiệu để ngăn ngừa căn bệnh này.
  • Hãy đi lại ở những khu vực râm mát, che chắn những vùng da thường lộ ra ngoài. Sử dụng kem chống nắng và hạn chế sử dụng giường tắm nắng để có làn da nâu.

Tiêm phòng vắc xin HPV

  • Cùng với các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tiêm phòng vắc xin HPV có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn

  • Quan hệ tình dục bừa bãi và thiếu các biện pháp bảo vệ có thể dẫn tới khả năng mang thai ngoài ý muốn .Và mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có cả các virus gây ung thư.
  • Virus HPV làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, âm đạo. Những người nhiễm virus HIV và AIDS cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư gan, phổi, hậu môn.
  • Cách đơn giản bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa lây nhiễm virus HIV và HPV là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Tránh tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm

  • Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người lao động mặc quần áo bảo hộ và khẩu trang khi làm việc trong môi trường nhiều hóa chất độc hại.
  • Hạn chế sử dụng các chất tạo mùi thơm trong nhà và các vật liệu xây dựng có chứa amiăng.

Sử dụng aspirin liều thấp

  • Sử dụng aspirin đúng liều có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột già, thực quản, tuyến tiền liệt, buồng trứng, dạ dày, vòm họng và ung thư vú.
  • Tuy nhiên, sử dụng aspirin quá liều có thể gây ra chảy máu dạ dày và một số tác dụng phụ khác.

Nguồn tham khảo

  1. https://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/genetics
  2. https://www.cancer.org/cancer/risk-prevention/genetics.html