Skip to main content

Tác giả: asia

Các loại thuốc sát trùng tốt nhất hiện nay

Có bao nhiêu loại thuốc sát trùng đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc sát trùng nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc sát trùng, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Chúng tôi sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc sát trùng ngay trong nội dung bên dưới đây.

1. Thuốc sát trùng vết thương Povidine 10%

Thuốc Povidine 10% là thuốc OTC được sản xuất ở CTCP DPDL PHARMEDIC. Thuốc có tác dụng sát trùng da trước khi phẫu thuật. Khử trùng dụng cụ trước khi tiệt trùng.

Thành phần

Mỗi ml chứa:

  • Providon Iod – 10 g
  • Tá dược vừa đủ.

Công dụng thuốc sát trùng vết thương Povidine 10% có tốt không?

Thuốc Povidine 10% được chỉ định để sát trùng da trước khi phẫu thuật. Khử trùng dụng cụ trước khi tiệt trùng.

Cách dùng Povidine 10% như thế nào để được hiệu quả tốt?

Dùng nguyên chất để bôi lên da, hoặc pha loãng 1/6 với nước, hay dung dich sinh lý (NaCl 0,9%) để tưới rửa vết thương. Bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Povidine 10% có phải là thuốc sát trùng an toàn không?

Chống chỉ định: Povidine 10% chống chỉ định đối với bệnh nhân:

  • Dị ứng với Iod.
  • Dùng thường xuyên ở người bệnh có rối loạn tuyến giáp (đặc biệt bướu giáp nhân coloid, bướu giáp lưu hành và viêm tuyển giáp Hashimoto), thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú.
  • Thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não và khoang bị tổn thương năng.
  • Trẻ dưới 2 tuổi.

Tác dụng phụ

  • Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
  • Dùng chế phẩm lâu ngày có thể gây kích ứng tại chỗ hoặc hiếm hơn gây phản ứng dị ứng da.
  • Dùng lặp lại với vết thương rộng hoặc vết bỏng nặng, có thể gây phản ứng toàn thân.

2. Thuốc sát trùng vết thương Betadine Antiseptic Solution 10%w/v

Thuốc Betadine Antiseptic Solution 10%w/v là thuốc OTC được bào chế thành dung dịch dùng ngoài.

Thành phần

  • Thành phần chính: Povidon – Lod 10% kl/tt.
  • Tá dược khác: Glycerol, Nonoxynol 9, Disodium Hydrogen Phosphate (Anhydrous), Citric Acid (Anhydrous), Sodium Hydroxide, Potassium Iodate, Nước tinh khiết.

Công dụng thuốc sát trùng vết thương Betadine Antiseptic Solution 10%w/v có tốt không?

  • Thuốc Betadine Antiseptic Solution 10%w/v được chỉ định sử dụng trong những trường hợp:
  • Sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ.
  • Ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương sau khi phẫu thuật.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn khi bỏng, vết rách nát, vết mài mòn.
  • Điều trị những trường hợp khác nhau về nhiễm khuẩn, vi rút, đơn bào, nấm ở da, như Tinea, tưa miệng, chốc lỡ, Herpes Simplex, Zona.
  • Tiệt khuẩn tay để làm vệ sinh hoặc trước khi mổ.
  • Để sát khuẩn và giúp vệ sinh cá nhân tốt hơn.

Cách dùng Betadine Antiseptic Solution 10%w/v như thế nào để được hiệu quả tốt?

Cách sử dụng

  • Thuốc được sử dụng diệt khuẩn tay.
  • Phết dung dịch mẹ (không pha loãng) dàn đều vào nơi cần điều trị. Sau khi để khô, sẽ tạo được một lớp phim thông khí, rất dễ rửa sạch bằng nước. Có thể bôi thuốc nhiều lần trong ngày.

Liều dùng

Quy trình để diệt khuẩn tay như sau :

  • Tiệt khuẩn vệ sinh tay: 3 ml dung dịch mẹ – bôi thuốc trong 1 phút.
  • Tiệt khuẩn để phẫu thuật: 2 x  5 ml dung dịch mẹ – bôi thuốc trong 5 phút.

Betadine Antiseptic Solution 10%w/v có phải là thuốc sát trùng an toàn không?

Chống chỉ định: Không dùng thuốc Betadine Antiseptic Solution 10%w/v khi được biết có mẫn cảm với Iod hoặc Povidon. Không dùng thuốc khi có sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, các bệnh lý rõ ràng khác của tuyến giáp, cũng như trước và sau khi trị liệu Iod phóng xạ. Không được dùng thuốc này trước khi làm nhấp nháy đồ Iod phóng xạ hoặc điều trị iod phóng xạ trong ung thư biểu mô tuyến giáp. Không sử dụng cho trẻ sơ sinh có cân nặng nhỏ hơn 1.500 g.

Tác dụng phụ

Hiếm khi xảy ra các phản ứng mẫn cảm da Đã có trường hợp báo cáo đơn lẻ, phản ứng dị ứng cấp tính kèm theo hạ huyết áp hoặc khó thở. Trong một vài trường hợp cá biệt, những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tuyến giáp có thể tiến triển tăng năng tuyến giáp, thỉnh thoảng xuất hiện các triệu chứng như mạch nhanh hoặc không ngừng. Sau khi hấp thụ lượng lớn Povidon – Iod, thấy xuất hiện mất cân bằng điện giải gia tăng và nồng độ Osmol trong máu bất thường, suy chức năng thận với suy thận cấp tính và nhiễm axit chuyển hóa đã được đề cập đến khi dùng các sản phẩm có Iod.

3. Thuốc sát trùng vết thương cho trẻ sơ sinh Povidine – 5%

Thuốc Povidine – 5% là thuốc OTC được chỉ định để sát trùng cuống rốn trẻ sơ sinh.

Thành phần

Mỗi ml chứa:

  • Providon Ioden – 5 g.
  • Tá dược vừa đủ.

Công dụng thuốc sát trùng vết thương cho trẻ sơ sinh Povidine – 5% có tốt không?

Thuốc Povidine – 5%  được chỉ định để sát trùng cuống rốn trẻ sơ sinh.

Cách dùng Povidine – 5% như thế nào để được hiệu quả tốt?

Cách sử dụng:

  • Đặt trẻ sơ sinh nằm ngửa trên bề mặt vững chắc như trên giường. Cởi áo trẻ sơ sinh để lộ vùng rốn. Nhúng bông hút nước vô trùng hay tăm bông vô trùng vào thuốc và xoa nhẹ cho thuốc thấm vào tất cả phần của cuống rốn. Có thể dùng vài lần bông hút nước vô trùng hay tăm bông vô trùng tẩm thuốc để hoàn tất việc sát trùng này. Cuống rốn trẻ giờ đã sạch. Mặc áo lại cho trẻ và loại bỏ bông đã dùng sát trùng.

Liều dùng:

  • Bôi lên vết thương 2 – 3 lần/ ngày.

Povidine – 5% có phải là thuốc sát trùng an toàn không?

Chống chỉ định: Povidine – 5% chống chỉ định bệnh nhân dị ứng Iod.

Tác dụng phụ: Dùng chế phẩm lâu ngày có thể gây kích ứng hoặc hiếm hơn gây phản ứng dị ứng da. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Một số lưu ý khi dùng thuốc sát trùng bôi da

  • Một thuốc sát trùng lý tưởng là thuốc sát trùng có thể tiêu diệt được tất cả các vi khuẩn nhưng không làm tổn thương mô. Tuy nhiên, ngay cả ở nồng độ điều trị thì các thuốc sát trùng cũng có thể gây hại cho mô.
  • Ví dụ, các chế phẩm chứa cồn có thể gây mất nước của vùng tổn thương, gây ra đau và tổn thương tế bào. Chính vì vậy, các thuốc sát trùng chỉ nên được sử dụng để sát trùng những vùng da còn nguyên vẹn xung quanh vết thương sau khi đã làm sạch vết thương, không nên nhỏ vào bên trong lòng vết thương.

Nguồn tham khảo

Thuốc Povidine cập nhật ngày 28/01/2021: https://www.drugs.com/inactive/povidone-169.html

Thuốc Povidine cập nhật ngày 28/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Povidone-iodine

Thuốc Bromhexin có tác dụng gì? Có tốt hay không?

Bromhexin được sử dụng để làm sạch chất nhầy trên đường hô hấp. Người có tiền sử loét dạ dày, bệnh gan, thận không nên sử dụng Bromhexin do tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Đây là thuốc theo đơn của bác sĩ, nên hỏi ý kiến trước khi sử dụng.

Công dụng của thuốc Bromhexin

  • Bromhexin (hay còn gọi là Bromhexine) nằm trong danh mục thuốc không kê đơn, được sử dụng để làm sạch chất nhầy từ đường hô hấp như viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.
  • Khi uống bromhexin làm cho đờm mỏng hơn và ít nhớt hơn. Điều này cho phép lông mao dễ dàng vận chuyển đờm ra khỏi phổi qua phản xạ ho. Vì lý do này, bromhexin thường được thêm vào siro ho.

Nên làm gì trước khi dùng thuốc Bromhexin

  • Trước khi dùng thuốc, hãy nói với bác sĩ – dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với bromhexin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai.
  • Trước bất kỳ loại phẫu thuật nào, bạn cũng cần báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc kê toa, thuốc không kê toa, vitamin, thảo dược.
  • Thuốc có thể gây nhức đầu, chóng mặt. Vì vậy, cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc. Bạn cần nghỉ ngơi cho đến khi sẵn sàng làm các công việc này một cách an toàn.

Thuốc Bromhexin chống chỉ định với ai?

Thuốc chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng với bromhexin hoặc bất kỳ thành phần nào được liệt kê trong sản phẩm.

Thuốc Bromhexin cần thận trọng trên những đối tượng nào?

  • Tránh phối hợp bromhexin với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
  • Do bromhexin có tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày, vì vậy phải rất thận trọng khi dùng bromhexin cho người có tiền sử loét dạ dày.
  • Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
  • Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hóa có thể bị giảm ở người bệnh bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần phải thận trọng và theo dõi.
  • Cần thận trọng khi dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược, quá yếu không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm.
  • Có một vài báo cáo về tổn thương da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hoạt tử biểu bì cấp nhiễm độc có thể liên quan đến việc sử dụng các thuốc long đờm như bromhexin.
  • Bệnh nhân có vấn đề về dung nạp galactose, bệnh nhân thiếu hụt enzym Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc bromhexin.

Liều dùng Bromhexin

Liều dùng thuốc Bromhexin với người lớn

  • Bromhexin dạng viên nang cứng, viên nén: 8-16mg/ lần, ngày uống 3 lần.
  • Bromhexin dạng siro: 10ml uống 3 lần mỗi ngày.
  • Đối với viên nén 8mg, thời gian điều trị không được vượt quá 5 ngày mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp không cải thiện sau 5 ngày điều trị, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Đối với viên nang cứng 8mg, thời gian điều trị không được kéo dài quá 8-10 ngày nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.

Liều dùng thuốc Bromhexin với trẻ em

Dạng viên của thuốc bromhexin không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đối với độ tuổi này có thể sử dụng bromhexin dạng dung dịch uống. Hơn nữa, việc sử dụng bromhexin ở trẻ em cũng cần thận trọng vì khả năng khạc đờm không được như người trưởng thành, có khả năng làm bệnh nặng thêm do ứ đọng đờm trong đường hô hấp.

Nếu có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, đối với dạng siro, liều lượng dùng như sau:

  • Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: 2,5ml uống 3 lần mỗi ngày;
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 5ml uống 3 lần mỗi ngày;
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 10ml uống 3 lần mỗi ngày.

Đối với siro, lắc đều chai trước khi sử dụng.

Liều dùng thuốc Bromhexin với người đang mang thai và cho con bú

  • Chưa nghiên cứu tác dụng sinh quái thai của bromhexin ở động vật thí nghiệm. Trên người, cũng chưa có đủ nghiên cứu. Vì vậy, không khuyến cáo dùng bromhexin cho người mang thai.
  • Chưa biết bromhexin có bài tiết vào sữa mẹ không. Vì vậy, không khuyến cáo dùng bromhexin cho phụ nữ nuôi con bú. Nếu cần phải dùng thuốc thì tốt nhất là không cho con bú.

Liều dùng thuốc Bromhexin với người suy gan, suy thận

Bromhexin nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, bệnh thận do tăng nguy cơ xấu đi tình trạng của bệnh nhân. Theo dõi chặt chẽ các xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, điều chỉnh liều thích hợp hoặc thay thế bằng một biện pháp thay thế phù hợp có thể được yêu cầu trong một số trường hợp dựa trên tình trạng lâm sàng.

Cách dùng thuốc Bromhexin hiệu quả

  • Dùng thuốc Bromhexin khi có hoặc không có thức ăn đều được. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với khuyến cáo. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn. Liều của bạn có thể thay đổi theo thời gian dựa trên đáp ứng điều trị và dung nạp.
  • Thuốc bromhexin không được khuyến cáo sử dụng kéo dài. Nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng 14 ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục điều trị bằng bromhexin.
  • Bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bromhexin nếu có: Các triệu chứng nhiễm trùng phổi, ví dụ như khó thở khi nghỉ ngơi, sốt> 38 ° C, chất nhầy dính máu; Hệ thống miễn dịch thấp do các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như HIV hoặc thuốc, ví dụ như hóa trị, thuốc hệ thống miễn dịch…

Bạn nên làm gì khi uống quá liều thuốc Bromhexin?

Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo về quá liều do bromhexin. Tuy nhiên, nếu bạn hay bất kỳ ai khác (như trẻ em) uống quá nhiều thuốc, hãy gặp ngay bác sĩ hoặc tới khoa Hồi sức – Cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Bạn nên làm gì khi bỏ qua liều thuốc Bromhexin?

Nếu bạn quên một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục với lịch uống thuốc thường xuyên của bạn. Nên nhớ không dùng liều gấp đôi để bù vào liều đã quên.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Bromhexin

Bạn có thể sẽ gặp một số tác dung phụ bao gồm:

  • Tác dụng phụ ở đường tiêu hoá
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Vã mồ hôi
  • Da phát ban
  • Ho hoặc co thắt phế quản.

Các tác dụng phụ nhẹ bao gồm:

  • Cảm giác đầy trong dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tác thuốc với Bromhexin

  • Không phối hợp với thuốc làm giảm tiết dịch (giảm cả dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu atropin (hoặc anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của bromhexin.
  • Không phối hợp với các thuốc chống ho.
  • Dùng phối hợp với bromhexin với kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycylin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản. Như vậy, bromhexin có thể có tác dụng như một thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.

Thuốc Bromhexin có tốt hay không?

Với những thông tin vừa cung cấp cho thấy thuốc bromhexin có tác dụng tốt trong điều trị đúng bệnh, đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.

Nguồn tham khảo

Thuốc Bromhexin cập nhật ngày 28/01/2021: https://www.drugs.com/international/bromhexine.html

Thuốc Bromhexin cập nhật ngày 28/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Bromhexine

Top 4 thuốc chống nôn tốt nhất khuyên dùng

Có bao nhiêu loại thuốc chống nôn đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc chống nôn nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc chống nôn, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Chúng tôi sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc chống nôn ngay trong nội dung bên dưới đây.

Thuốc chống nôn là gì?

Thuốc chống nôn là một loại thuốc có tác dụng chống nôn và buồn nôn. Các thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau khi mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, say tàu xe… Các thuốc chống nôn có nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Như thuốc kháng Histamin và thuốc kháng Cholinergic ức chế phản xạ nôn, thuốc kháng Serotonin ngăn chặn các tín hiệu đến và đi từ trung tâm nôn ở não.

Danh sách các loại thuốc chống nôn phổ biến nhất

1. Thuốc Dramotion

Thuốc Dramotion là thuốc ETC được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV. Thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng của say tàu xe.

Thành phần

Mỗi viên nén chứa:

  • Diphenhydramin Diacefyllin 90 mg.
  • Tá dược vừa đủ.

Công dụng

Thuốc Dramotion được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng của say tàu xe bao gồm buồn nôn, nôn và chóng mặt.

Cách dùng Dramotion như thế nào để được hiệu quả tốt?

Thuốc Dramotion được chỉ định dùng theo đường uống. Người bệnh dùng thuốc 30 phút trước khi khởi hành và nếu cần, uống liều tương tự với khoảng cách giữa các lần uống ít nhất là 6 giờ. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 –  1/2 viên.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: uống 1 viên.
  • Trẻ em từ 4 – 6 tuổi: uống 1/2 viên.

Dramotion có phải là thuốc chống nôn an toàn không?

Chỉ định: Dramotion được chỉ định đối với người say tàu xe có các triệu chứng buồn nôn và chống mặt. Thuốc phù hợp sử dịnh đối với trẻ em trên 4 tuổi và người lớn.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: Buồn ngủ, khô miệng, táo bón.

2. Thuốc Domperidon

Domperidon là thuốc đối kháng với dopamin chỉ ở ngoại biên vì không qua được hàng rào máu – não. Vì vậy có tác dụng:

  • Chống nôn trung ương: ức chế các receptor dopamin ở vùng nhận cảm hóa học ở sàn não thất IV (nằm ngoài hàng rào máu – não).
  • Làm tăng tốc độ đẩy các chất chứa trong dạ dày xuống ruột do làm giãn vùng đáy dạ dày, tăng co hang vị, làm giãn rộng môn vị sau bữa ăn.
  • Tăng trương lực cơ thắt thực quản, chống trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Tăng biên độ và tần số của nhu động tá tràng, điều hoà nhu động đường tiêu hóa.

Chỉ định: điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp, đặc biệt ở người bệnh đang điều trị bằng thuốc độc tế bào; chướng bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột.

Chống chỉ định: chảy máu đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học, nôn sau khi mổ, trẻ em dưới 1 tuổi.

Tác dụng không mong muốn: nhức đầu, tăng prolactin máu (chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, đau tức vú)

Liều dùng: uống 10- 60 mg/ ngày, trước bữa ăn 15 – 30 phút. Không dùng thường xuyên hoặc dài ngày.

3. Thuốc chống nôn Sosvomit 8 Odt

Thuốc Sosvomit 8 Odt là thuốc ETC được bào chế dưới dạng viên nén phân tán trong miệng. Thuốc có tác dụng chống buồn nôn và nôn.

Thành phần

Thuốc được cấu tạo gồm: Odansetron – 8 mg.

Công dụng của thuốc chống nôn Sosvomit 8 Odt

Thuốc Sosvomit 8 Odt có công dụng:

  • Phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư gây nôn cao, bao gồm Cisplatin > 50 mg.
  • Phòng buôn nôn và nôn liên quan đến đợt đầu và lặp lại hóa trị liệu ung thư gây nôn vừa phải.
  • Phòng nôn và buồn nôn do xạ trị ở những bệnh nhân chiếu xạ toàn thân, chiếu xạ một phần vùng bụng liều cao duy nhất, hay một phần vùng bụng mỗi ngày.
  • Phòng buồn nôn và/ hay nôn sau phẫu thuật.

Cách dùng Sosvomit 8 Odt như thế nào để được hiệu quả tốt?

Thuốc Sosvomit 8 Odt được dùng qua đường uống. Thuốc dùng được cho người lớn và trẻ em. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:

Buồn nôn & nôn do hoá trị & xạ trị :

  • Người lớn: nôn nhẹ: uống 8 mg sau 12 giờ; phòng ngừa nôn chậm: uống 8 mg x 2 lần/ ngày x 5 ngày sau 1 đợt điều trị.
  • Trẻ em: 5 mg/ m² trước khi hóa trị, 12 giờ sau uống 4 mg x 2 lần/ ngày x 5 ngày.

Dự phòng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật:

  • Người lớn: uống 16 mg 1 giờ trước khi gây mê.
  • Suy gan: tối đa 8 mg/ ngày.

Sosvomit 8 Odt có phải là thuốc chống nôn an toàn không?

Chỉ định: Sosvomit 8 Odt được chỉ định bệnh nhân cần phòng buồn nôn và nôn trong nhiều trường hợp. Thuốc phù hợp sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Tác dụng phụ:  Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.

Rất thường gặp: Nhức đầu.

Thường gặp: Cảm giác ấm hoặc đỏ bừng mặt; Táo bón.

Ít gặp:

Hệ thần kinh: Co giật, rối loạn vận động (bao gồm các phản ứng ngoại tháp như là các phản ứng loạn trương lực cơ, cơn vận nhãn và rối loạn vận động).

Mạch máu: Hạ huyết áp.

Tim mạch: Loạn nhịp tim, đau ngực có hoặc không hạ đoạn ST, chậm nhịp tim.

Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: Nấc.

Gan mật: Tăng men gan không triệu chứng.

4. Thuốc chống nôn Sosvomit 4

Thuốc Sosvomit 4 là thuốc ETC có tác dụng chống nôn và buồn nôn trong nhiều trường hợp.

Thành phần

Thuốc được cấu tạo gồm: Ondansetron – 1 mg.

Công dụng của thuốc chống nôn Sosvomit 4

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:

  • Phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu (đặc biệt 14 Cisplatin) khi người bệnh kháng lại hoặc có nhiều tác dụng phụ với liệu pháp chống nôn thông thường.
  • Phòng nôn và buồn nôn do chiếu xạ.
  • Phòng buồn nôn, nôn trước và sau phẫu thuật.

Cách dùng Sosvomit 4 như thế nào để được hiệu quả tốt?

Thuốc Sosvomit 4 được dùng qua đường uống. Thuốc dùng được cho người lớn và trẻ em. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:

Phòng buồn nôn, nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị:

  • Người lớn: liều dùng của Ôndansetron tùy theo từng cá thể, từ 8 – 32 mg/ 24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
  • Trẻ em 4 – 12 tuổi: Nên khởi đầu bằng Ondansetron tiêm tĩnh mạch với liều 5 mg/ m²diện tích cơ thể (hoặc 0,15 mg/ kg), tiêm tĩnh mạch ngay trước khi điều trị hóa chất, sau đó, cứ 12 giờ cho uống 4 mg (1 viên Sosvomit 4) trong tối đa 5 ngày.

Phòng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật:

  • Người lớn: 16 mg Ondansetron ( 4 viên Sosvomit 4), cho uống một giờ trước khi gây mê.
  • Trẻ em: Chưa có kinh nghiệm sử dụng Ondansetron dạng uống trong phòng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật ở các bệnh nhi
  • Người bệnh suy gan: Liều tối đa 8 mg/ ngày cho người xơ gan và bệnh gan nặng.

Sosvomit 4 có phải là thuốc chống nôn an toàn không?

Chỉ định:  Sosvomit 4 được chỉ định bệnh nhân cần phòng buồn nôn và nôn trong nhiều trường hợp. Thuốc phù hợp sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Tác dụng phụ:  Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.

Các tác dụng phụ thường gặp là đau đầu, sốt, an thần, táo bón, tiêu chảy.

Ít gặp: Chóng mặt, co cứng bụng, khô miệng. Có thể xảy ra phản ứng hiếm gặp khác như quá mẫn, sốc phản vệ, nhịp tim nhanh loạn nhip, hạ huyết áp, đau đầu nhẹ, cơn động kinh, nổi ban, ban; xuất huyết, giảm kali huyết , tăng nhất thời Aminotransferase và Bilirubin trong huyết thanh, co thắt phế quản, thở ngắn, thở khò khè.

Phản ứng khác: Đau ngực, nấc.

Các loại thuốc chống nôn phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp khi gặp vấn đề về chống nôn từ bài viết trên.

Nguồn tham khảo

Thuốc Domperidon cập nhật ngày 27/01/2021: https://www.drugs.com/cons/domperidone.html

Thuốc Domperidon cập nhật ngày 27/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Domperidone

Những điều cần biết về thuốc kháng sinh Erythromycin

Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc họ macrolid, đã được dùng từ nhiều năm nay, trị nhiều chứng bệnh do nhiễm khuẩn từ viêm hầu họng, đường tiêu hóa, tiết niệu… đến lậu, giang mai. Thuốc kháng sinh này đã trở nên quá quen thuộc, với giá tiền rẻ, được nhiều người ưa dùng.

Giới thiệu về erythromycin

  • Erythromycin là một loại thuốc kháng sinh.
  • Nó được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm trùng ngực , chẳng hạn như viêm phổi , các vấn đề về da, chẳng hạn như mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ , áp xe răng và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục .
  • Erythromycin được sử dụng ở trẻ em, thường để điều trị nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng ngực.
  • Thuốc có sẵn theo đơn dưới dạng viên nén, viên nang hoặc chất lỏng mà bạn uống.
  • Nó cũng có sẵn như một giải pháp da để điều trị nhiễm trùng da như mụn trứng cá. Nó có thể được cung cấp bằng cách tiêm, nhưng điều này thường chỉ được thực hiện trong bệnh viện.

Ai có thể và không thể dùng erythromycin

Người lớn, kể cả phụ nữ có thai và đang cho con bú đều có thể dùng được Erythromycin.

Trẻ em có thể uống được Erythromycin.

Erythromycin không thích hợp cho một số người. Để đảm bảo rằng erythromycin an toàn cho bạn, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có:

  • Đã từng bị dị ứng với erythromycin hoặc các loại kháng sinh khác trong quá khứ
  • Một rối loạn máu di truyền hiếm gặp được gọi là rối loạn chuyển hóa porphyrin
  • Vấn đề về gan hoặc thận
  • Bị tiêu chảy khi bạn dùng thuốc kháng sinh trước đây
  • Nhịp tim nhanh, đập thình thịch hoặc không đều
  • Một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục được gọi là bệnh giang mai và bạn đang mang thai – một mình erythromycin có thể không ngăn được con bạn bị nhiễm bệnh
  • Một căn bệnh làm suy yếu cơ được gọi là bệnh nhược cơ – erythromycin có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn
  • Mức kali hoặc magiê thấp, hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh này trong quá khứ

Dùng nó như thế nào và khi nào?

  • Liều thông thường của erythromycin là 250mg đến 1.000mg uống 4 lần một ngày. Đôi khi nó được thực hiện hai lần một ngày. Liều có thể thấp hơn đối với trẻ em.
  • Cố gắng bố trí các liều lượng đều trong ngày – ví dụ, đầu tiên vào buổi sáng, khoảng giữa trưa, cuối buổi chiều và trước khi đi ngủ.
  • Nói chung, tốt hơn là bạn nên dùng erythromycin với thức ăn để không làm đau dạ dày của bạn.

Làm thế nào để lấy nó

  • Nuốt viên nén hoặc viên nang erythromycin với nước uống. Đừng nhai hoặc phá vỡ chúng.
  • Có một loại thuốc erythromycin dạng lỏng dành cho trẻ em và những người cảm thấy khó nuốt viên nén.
  • Nếu bạn hoặc con bạn đang dùng erythromycin dưới dạng chất lỏng, dược sĩ của bạn thường pha thuốc cho bạn. Thuốc sẽ đi kèm với ống tiêm hoặc thìa để giúp bạn lấy đúng liều lượng. Nếu bạn không có ống tiêm hoặc thìa, hãy hỏi dược sĩ của bạn. Không sử dụng thìa cà phê nhà bếp vì nó sẽ không cho đúng lượng.

Nếu tôi quên lấy nó thì sao?

  • Nếu bạn quên dùng một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi gần đến lúc dùng liều tiếp theo. Trong trường hợp này, chỉ cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường.
  • Không bao giờ dùng 2 liều cùng một lúc. Đừng bao giờ dùng thêm một liều thuốc để bù đắp cho một thứ đã quên.
  • Nếu bạn quên liều thường xuyên, có thể hữu ích để đặt báo thức để nhắc nhở bạn. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ để được tư vấn về những cách khác để giúp bạn nhớ uống thuốc.

Nếu tôi uống quá nhiều thì sao?

  • Cố gắng uống đúng số liều mỗi ngày, cách nhau ít nhất 4 giờ giữa các liều.
  • Vô tình dùng thêm một liều erythromycin có ít khả năng gây hại cho bạn hoặc con bạn. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ tạm thời, chẳng hạn như mất thính giác, cảm giác hoặc bị ốm và tiêu chảy.
  • Nói chuyện với dược sĩ hoặc bác sĩ của bạn nếu bạn lo lắng, hoặc nếu bạn hoặc con bạn vô tình uống thêm hơn 1 liều.

Tác dụng phụ

Giống như tất cả các loại thuốc, erythromycin có thể gây ra tác dụng phụ, mặc dù không phải ai cũng mắc phải.

Các tác dụng phụ thường gặp

Những tác dụng phụ phổ biến này của erythromycin xảy ra ở hơn 1 trong 100 người. Tiếp tục dùng thuốc, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu những tác dụng phụ này làm phiền bạn hoặc không biến mất:

  • Cảm thấy buồn nôn (buồn nôn)
  • Bị ốm (nôn mửa) và tiêu chảy
  • Co thăt dạ day
  • Ăn mất ngon
  • Đầy bụng và khó tiêu

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Các tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm và xảy ra với ít hơn 1 trên 1.000 người.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nhận được:

  • Đau ngực hoặc tim đập bất thường
  • Phát ban da
  • Đau dạ dày nghiêm trọng – đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tuyến tụy
  • Vàng da hoặc lòng trắng của mắt hoặc phân nhợt nhạt với nước tiểu sẫm màu – đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan hoặc túi mật
  • Co giật
  • Ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có ở đó)
  • Ù tai, mất thính giác tạm thời hoặc cảm thấy đứng không vững
  • Nhiệt độ từ 38 ° c trở lên

Mang thai và cho con bú

Thường dùng erythromycin trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú sẽ an toàn.

Thận trọng với các loại thuốc khác

Có một số loại thuốc không kết hợp tốt với erythromycin.

Cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng những loại thuốc này trước khi bắt đầu dùng erythromycin:

  • Thuốc kháng histamine, chẳng hạn như astemizole, terfenadine hoặc mizolastine
  • Một loại thuốc chống bệnh tật gọi là domperidone
  • Thuốc cho các vấn đề sức khỏe tâm thần được gọi là pimozide và amisulpride
  • Thuốc trị đau nửa đầu có tên là ergotamine và dihrydroergotamine
  • Một loại thuốc giảm cholesterol được gọi là simvastatin
  • Một loại thuốc làm suy yếu bàng quang được gọi là tolterodine
  • Rivaroxaban (chất làm loãng máu) – erythromycin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Nguồn tham khảo

Thuốc Erythromycin cập nhật ngày 27/01/2021: https://www.drugs.com/erythromycin.html

Thuốc Erythromycin cập nhật ngày 27/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Erythromycin

Top 10 loại thuốc trị đau đầu hiệu quả nhất

Đau đầu là một chứng bệnh gây cảm giác khó chịu ở vùng đầu từ ụ chẩm đến hốc mắt. Đau đầu có thể từ nhẹ đến nặng và gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, trí nhớ, sự tập trung. Khi bị đau đầu, chúng ta thường tìm các thuốc giảm đau để uống với hi vọng cắt nhanh cơn đau, lấy lại sự tỉnh táo. Vì vậy, qua bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc top 10 loại thuốc trị đau đầu hiệu quả nhất hiện nay.

1. Paracetamol

  • Paracetamol hay Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không gây nghiện. Thuốc có tác dụng giảm đau do làm tăng ngưỡng chịu đau ở các chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp và các triệu chứng khó chịu khi bị cảm cúm. Thuốc được chỉ định điều trị giảm đau trong các trường hợp: đau dây thần kinh, đau đầu, đau khớp, đau do chấn thương, đau lưng, đau bụng kinh, đau răng, nhổ răng,… Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm có hoạt chất là Paracetamol như dạng bột hòa tan dành cho trẻ em với nhiều hương vị dâu, cam, táo,… dạng viên sủi, viên nén dành cho người lớn với các biệt dược như: Hapacol, Panadol, Acepron,…
  • Giá tham khảo: dao động từ 6.000 đồng – 11.000 đồng/vỉ 10 viên tùy biệt dược.

2. Alaxan

  • Alaxan là một loại thuốc giảm đau mà trong thành phần của nó có chứa Paracetamol (325mg) và Ibuprofen (200mg). Alaxan kết hợp tác động giảm đau và kháng viêm của Ibuprofen và tính chất giảm đau, hạ nhiệt của Paracetamol. Ibuprofen ngăn cản sự sinh tổng hợp prostaglandine bằng cách ức chế hoạt động của enzyme cyclo-oxygenase, vì vậy
  • làm giảm sự viêm. Paracetamol có tác dụng giảm đau ngoại biên, vì vậy khi kết hợp với Ibuprofen sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả. Thuốc có chỉ định điều trị cảm sốt, đau đầu, đau răng, đau các cơ quan vận động,…
  • Giá tham khảo: 91.000 đồng/hộp 100 viên.

3. Decolgen

  • Decolgen là một loại thuốc mà thành phần của nó có chứa Paracetamol (500mg), Phenylpropanolamine (25mg) và Chlopheniramin (2mg). Decolgen có những dạng bào chế như viên nén hoặc dung dịch để uống. Decolgen là một thuốc giảm đau, chống sung huyết và kháng dị ứng nhờ tác dụng cộng gộp của các hoạt chất:
  • Paracetamol: có tác dụng giảm đau và hạ sốt.
  • Chlorpheniramine: có tác dụng kháng histamine do ức chế lên thụ thể H1, nhờ đó, làm giảm sự tiết nước mũi và chất nhờn ở đường hô hấp trên.
  • Phenylpropanolamine: trực tiếp làm co mạch máu ở mũi và đường hô hấp trên, do đó làm giảm nghẹt mũi.
  • Giá tham khảo: 90.000 đồng/hộp 100 viên.

4. Hapacol Codein

  • Hapacol Codein là một loại thuốc của công ty dược Hậu Giang, thuộc nhóm thuốc giảm đau, thành phần của nó bao gồm Paracetamol (500mg) và Codein (8mg). Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Thuốc làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên. Codein có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa. Thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng đau nhức có hoặc không kèm sốt trong các trường hợp: đau đầu, đau nhức cơ bắp, đau xương, bong gân, đau khớp, đau lưng, đau răng, đau bụng kinh, đau do chấn thương, đau thần kinh, cảm lạnh, cảm cúm,…
  • Giá tham khảo: 12.000 đồng/vỉ 10 viên.

5. Panadol Extra

  • Panadol Extra là một loại thuốc nằm trong nhóm thuốc giảm đau. Mỗi viên thuốc có chứa thành phần gồm Paracetamol (500mg) và Caffein (65mg). Caffein trong thuốc có tác dụng làm tăng chức năng giảm đau của Paracetamol, đồng thời giúp thức tỉnh, tập trung và không gây buồn ngủ. Thuốc được chỉ định điều trị những cơn đau nhẹ đến vừa và hạ sốt bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau tiêm vắc xin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp,…
  • Giá tham khảo: 12.000 đồng/vỉ 10 viên.

6. Mephenesin

  • Mephenesin là một thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, giãn cơ có tác động trung ương. Thuốc được hấp thu nhanh qua đường uống. Đây là loại thuốc được khuyến nghị điều trị hỗ trợ các chứng co thắt cơ gây đau trong các bệnh lý thoái hóa đốt sống, các tình trạng co thắt cơ, đau lưng, đau cơ. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng làm giảm đau trong các trường hợp đau đầu từ nhẹ đến vừa như đau đầu căng cơ, đau đầu do căng thẳng, stress, mệt mỏi,… Cần thận trọng khi dùng thuốc chung với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương, các thuốc an thần.
  • Giá tham khảo: 8.000 đồng/vỉ 25 viên.

7. Aspirin

  • Một loại thuốc được nhắc đến rất nhiều trong việc giảm cơn đau đầu hiệu quả chính là Aspirin. Aspirin có tác dụng hạ sốt và giảm đau, từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như đau cơ, đau răng, cảm lạnh thông thường, và nhức đầu. Thuốc cũng có thể được sử dụng để giảm đau và sưng do viêm khớp. Aspirin là một salicylate và là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Aspirin hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại vật chất tự nhiên trong cơ thể của bạn để giảm đau và sưng.
  • Giá tham khảo: 14.000 đồng /hộp tùy biệt dược.

8. Ibuprofen

  • Thuốc Ibuprofen được sử dụng để điều trị những loại bệnh thông thường phổ biến như: sốt, cảm lạnh, nhức đầu, đau răng, đau bụng do kinh nguyệt, viêm khớp,…thuộc thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn ngừa cơ thể sản xuất ra các chất tự nhiên kháng viêm, giảm sưng,…Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị giảm đau cho người bị gút cấp tính. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh việc sử dụng thuốc không đúng có thể gây hại cho bản thân. Ibuprofen có những dạng và hàm lượng sau:
  • Hỗn dịch uống: 100 mg/5 ml.
  • Viên nén: ibuprofen 400mg, ibuprofen 200mg
  • Giá tham khảo: 400.000 đồng/hộp tùy loại

9. Flunarizine

  • Flunarizine là một thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế kênh canxi có chọn lọc, có tác dụng giảm đau. Thuốc được hấp thu tốt qua đường uống. Đây là loại thuốc dự phòng và điều trị đau đầu, đặc biệt là đau đầu Migraine (đau nửa đầu). Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng điều trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình, thiếu máu não. Thuốc điều trị các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm oxy tế bào não bao gồm đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, kém tập trung, rối loạn giấc ngủ.
  • Giá tham khảo: 15.000 đồng/vỉ 10 viên.

10. Nefopam

  • Nefopam là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroide, là một loại thuốc giảm đau mạnh. Thuốc được chỉ định điều trị trong những trường hợp đau từ nhẹ đến trung bình bao gồm: đau đầu, đau cơ, những cơn đau cấp và mạn tính, đau sau phẫu thuật, chấn thương, đau răng, đau bụng kinh, đau trong bệnh ung thư,… Cần thận trọng khi sử dụng Nefopam cho những người bị suy gan, suy thận nặng, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nefopam có hai dạng bào chế là ống tiêm và thuốc viên để uống.
  • Giá tham khảo: 8.000 đồng/vỉ 15 viên.

Bài viết liên quan

Nguồn tham khảo

Thuốc Alaxan cập nhật ngày 26/01/2021: https://www.drugs.com/international/alaxan.html

Thuốc Alaxan cập nhật ngày 26/01/2021: https://drugbank.vn/thuoc/Alaxan&VD-23414-15

Thuốc Decolgen cập nhật ngày 29/01/2021: https://nhathuoconline.org/thuoc-decolgen-forte/

Các loại thuốc giảm đau nhanh chóng và hiệu quả

Cơn đau nhức khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Cơn đau có rất nhiều dạng và bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nhanh để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giảm đau tạm thời, nếu cơn đau không dứt bạn nên tìm hiểu các cách giảm đau nhức khác. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Đau là gì? Các chứng đau thường gặp

Đau không chỉ là cảm giác khó chịu, mà đó còn là sự tổn thương của các mô và tế bào. Cơn đau có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu, do đó bạn cần theo dõi tần suất xảy ra cơn đau để bác sĩ có thể xác định chính xác sức khỏe tổng thể của bạn.

Theo thời gian

  • Đau cấp tính thường xảy ra đột ngột trong vài ngày và cơn đau nhức sẽ giảm dần theo thời gian. Đây là các loại tổn thương thể chất do ngoại lực gây ra và có vị trí xác định.
  • Đau mạn tính là tình trạng đau tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài hơn ba tháng, thậm chí hơn sáu tháng.

Theo cơ chế gây đau

  • Đau cảm thụ là một phản ứng của hệ thống thần kinh giúp bảo vệ cơ thể. Ví dụ như khi tay chạm phải nồi nóng, bạn sẽ tự động rụt tay lại hoặc mắt cá chân bị bong gân buộc bạn sẽ phải nghỉ ngơi trong một thời gian.
  • Cơn đau thần kinh có thể là kết quả của các tín hiệu đọc sai giữa các dây thần kinh và não hoặc tủy sống. Cơn đau cũng có thể là do tổn thương thần kinh. Một số loại đau thần kinh bao gồm: đau thần kinh hậu Zona, bệnh thần kinh đái tháo đường, hội chứng ống cổ tay…

Khu trú (vị trí) đau

  • Đau cục bộ là khi người bệnh cảm nhận vị trí đau trùng với vị trí tổn thương.
  • Đau xuất chiếu xảy ra khi người bệnh cảm nhận vị trí đau ở vị trí khác với vị trí tổn thương.
  • Đau lan xiên là cảm giác đau gây ra do sự lan tỏa từ một nhánh dây thần kinh này sang một nhánh thần kinh khác.

Các loại thuốc giảm đau nhanh và lưu ý khi dùng

Thuốc giảm đau nhanh là các loại thuốc dùng để điều trị cơn đau do bệnh lý, chấn thương hay phẫu thuật. Mỗi loại thuốc sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau tùy thuộc vào cơn đau. Tìm hiểu kỹ về thuốc trước khi sử dụng giúp bạn dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Bạn có thể tự mua các thuốc giảm đau nhanh mà không cần kê đơn như paracetamol (acetaminophen) và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) tại nhà thuốc mà không cần chỉ định từ bác sĩ. Các thuốc này rất hữu ích cho các tình trạng như:

  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Đau cơ
  • Viêm khớp
  • Đau bụng kinh
  • Bong gân và các chấn thương nhỏ khác.

Các thuốc kháng viêm không steroid ngăn chặn chất COX-1 và COX-2 giúp giảm viêm, nhức bao gồm:

  • Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Trẻ em dưới 12 tuổi không được sử dụng thuốc vì có thể gây ra hội chứng Reye.
  • Ibuprofen là thuốc dùng để giảm đau do các bệnh lý như: đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp,…
  • Naproxen là thuốc điều trị các bệnh viêm như viêm khớp dạng thấp và sốt.

Bạn lưu ý chỉ dùng các thuốc giảm đau nhanh theo đúng hướng dẫn trên nhãn. Sử dụng quá liều có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ như: tổn thương thận, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày.

Các thuốc giảm đau nhanh kê đơn

Đối với các thuốc giảm nhức có tác dụng mạnh, bạn không thể tự mua tại nhà thuốc. Một số thuốc được bác sĩ kê đơn như: Diclofenac (Voltaren), Morphine, Oxycodone, Codein, Hydrocodone,…

Corticosteroid

Corticosteroid là thuốc được sử dụng để làm giảm viêm, sưng, đỏ da, ngứa và dị ứng. Corticosteroid hoạt động bằng cách ức chế, làm giảm phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch. Bằng cách giảm nhức viêm, những loại thuốc này cũng làm giảm đau. Corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Tăng cân
  • Loãng xương
  • Khó ngủ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Giữ nước
  • Đường trong máu cao
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Để phòng ngừa các tác dụng phụ này, bạn có thể dùng với liều lượng thấp nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Giảm đau bằng thuốc Opioid

  • Thuốc opioid là nhóm các chất tự nhiên và tổng hợp, bao gồm các loại thuốc phiện và các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện (morphine). Một số opioid khác là các loại thuốc tổng hợp và bán tổng hợp như Hydrocodone, Oxycodone và Fentanyl.
  • Bạn có thể dùng thuốc opioid để giảm đau cấp tính sau phẫu thuật, hoặc để kiểm soát cơn đau mãn tính trong thời gian dài. Mặc dù các thuốc opioid có hiệu quả giảm đau cao, nhưng nó cũng rất dễ gây nghiện. Việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc quá liều, thậm chí gây tử vong. Tốt nhất, khi sử dụng thuốc opioid, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp giảm đau mãn tính từ một số bệnh, như đau nửa đầu và tổn thương thần kinh. Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ
  • Khó ngủ
  • Buồn nôn
  • Khô miệng
  • Chóng mặt
  • Táo bón

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Nếu các triệu chứng này vẫn tiếp tục, bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc chuyển sang thuốc chống trầm cảm khác.

Thuốc chống co giật

Thuốc điều trị co giật giúp giảm đau thần kinh. Các dây thần kinh bị tổn thương bởi các tình trạng như bệnh tiểu đường hoặc bệnh zona và dây thần kinh nhạy cảm quá mức gửi quá nhiều tín hiệu đau.

Các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Nhầm lẫn

Thuốc chống động kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến bạn có suy nghĩ tiêu cực và tự tử. Do đó, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ về các tác dụng phụ trong khi bạn dùng các loại thuốc này.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp, những cơn đau có thể ngày càng tồi tệ theo thời gian dù đã áp dụng các phương pháp giảm đau đơn giản. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau của bạn:

  • Không biến mất sau 2-3 tuần
  • Đang khiến bạn sốt, căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm
  • Ngăn bạn thư giãn hoặc ngủ
  • Ngăn bạn tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thường ngày
  • Không cải thiện với bất kỳ phương pháp điều trị nào

Nguồn tham khảo

Thuốc Fentanyl cập nhật ngày 26/01/2021: https://www.drugs.com/illicit/fentanyl.html

Thuốc Fentanyl cập nhật ngày 26/01/2021: https://vi.wikipedia.org/wiki/Fentanyl

Top 10 loại thuốc bổ não tăng cường trí nhớ tốt nhất hiện nay

Cùng với việc phát triển ngày càng nhanh của công nghệ, con người luôn phải làm việc trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Hằng ngày phải đối mặt với các thiết bị phát ra bức xạ điện từ khiến não bộ dễ dàng suy thoái và gây ra tình trạng lão hóa nhanh. Vậy, cần mua thuốc bổ não nào là hiệu quả nhất? Công dụng của chúng có phù hợp với tình trạng của bạn? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về top 10 loại thuốc bổ não tăng cường trí nhớ tốt nhất hiện nay.

1. Thuốc bổ não OTIV của Mỹ

  • Một sản phẩm đang được yêu thích và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay chính là thuốc bổ não OTIV được sản xuất tại Mỹ. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy nhãn hiệu OTIV tại khắp các nhà thuốc, cửa hàng thực phẩm chức năng uy tín và trong các trung tâm thương mại lớn một cách dễ dàng.
  • Thành phần của thuốc bổ não OTIV có chứa các hoạt chất sinh học quý được chiết xuất từ Blueberry, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho não bộ, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giúp các tế bào thần kinh làm việc hiệu quả.
  • Mức giá phổ biến là 180.000 đồng cho 15 viên nén. Tuy nhiên, giá sản phẩm có thể chênh lệch từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng tùy theo các cơ sở mà bạn chọn mua.

2. Thuốc bổ não Cebraton của Việt Nam

Thuốc bổ não Cebraton là sản phẩm được khuyến nghị dùng cho những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính như dân văn phòng, người làm nghiên cứu, nhà khoa học,…và đặc biệt là người già và người trung niên.

Công dụng của thuốc bổ não Cebraton

  • Giúp tăng cường hiệu quả tế bào thần kinh, loại bỏ những biểu hiện của suy giảm trí nhớ và suy giảm tuần hoàn máu não, các bệnh trạng về căng thẳng thần kinh,…
  • Cải thiện rõ rệt các triệu chứng như đau đầu, đau nửa đầu, thiếu máu, trí nhớ có vấn đề,…
  • Giúp người dùng ăn ngon, ngủ ngon, cải thiện chứng mất ngủ.

3. Thuốc bổ não Hàn Quốc Kwangdong

  • Thuốc bổ não Kwangdong là sản phẩm được người dùng ưa chuộng trong những năm gần đây. Thuốc được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc nên không phải nhà thuốc nào cũng có sẵn. Các khách hàng sử dụng sản phẩm thường tìm mua ở các cửa hàng chuyên đồ dùng xách tay Hàn Quốc.
  • Kwangdong có tác dụng tăng tuần hoàn máu não, giảm nguy cơ tai biến và các triệu chứng đau đầu, đau tiền đình, điều hòa huyết áp.
  • Để tăng cường hiệu quả của việc sử dụng thuốc bổ não Kwangdong, bạn nên kết hợp với chế độ ăn nhiều rau xanh, nhiều cá, tránh ăn mỡ động vật, giảm ăn thịt đỏ và đồng thời duy trì chế độ tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Mức giá bán thuốc bổ não Kwangdong trên thị trường hiện nay là 850.000 đồng đối với hợp 120 viên.

4. Thuốc bổ não Tanakan 90 viên nén của Pháp

Thuốc bổ não Tanakan có xuất xứ từ Pháp là một trong những loại thuốc bổ não đang được yêu thích nhất hiện nay. Thuốc được tạo nên từ những nguồn nguyên liệu, lành tính giúp mang đến những hiệu quả tích cực cho người sử dụng.

Công dụng của thuốc:

  • Giảm thiểu và ngăn ngừa những rối loạn thần kinh do tế bào thần kinh thoái hóa gây ra
  • Cải thiện suy nhược thần kinh, giúp ngon giấc, giảm thiểu hoa mắt, chóng mặt,…
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về suy giảm khứu giác và thị giác
  • Giảm thiểu hiện tượng thiếu máu cục bộ

Thuốc bổ não Tanakan được đóng gói ở dạng viên nén, mỗi hộp thuốc chứa 6 vỉ, mỗi vỉ 15 viên. Mức giá bán cho một hộp Tanakan hiện đang là 445.000 đồng.

5. Thuốc bổ não Cerebrolysin

  • Thuốc bổ não Cerebrolysin là loại thuốc thường được dùng để điều trị tại các bệnh viện và không được phân phối phổ biến trên thị trường. Một số cơ sở có phân phối Cerebrolysin với mức giá 550.000 đồng cho dung tích 10ml.
  • Thuốc bổ não Cerebrolysin được chứng minh lâm sàng là có hiệu quả trong việc cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi và điều trị suy giảm trí nhớ nhẹ ở người trung niên và người trẻ.
  • Cerebrolysin tác dụng lên não theo nhiều cơ chế khác nhau, giúp thúc đẩy chuyển hóa năng lượng từ glucozo, tăng khả năng đưa oxy lên não theo đường máu, giúp hệ tuần hoàn não được lưu thông và hoạt động hiệu quả hơn.
  • Để sử dụng Cerebrolysin, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và điều trị theo đơn kê để phù hợp nhất với tình trạng của mình.

6. Thuốc bổ não Blackmores của Úc

  • Thuốc bổ não Blackmores rất được lòng người sử dụng bởi chất lượng vô cùng tốt với mức giá thành hợp lý.
  • Thuốc được ghi nhận là có tác dụng tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng lên não.
  • Bên cạnh đó, Blackmores còn giúp bạn chống lại sự lão hóa của tế bào thần kinh. Bổ sung thuốc bổ não Blackmores giúp bạn loại bỏ chứng hay quên, mất trí nhớ và căng thẳng kéo dài,…
  • Sản phẩm được cung cấp trên thị trường với mức giá khoảng 460.000 đồng cho hộp 40 viên.

7. Thuốc bổ não Asahi của Nhật Bản

  • Là một sản phẩm của xứ sở hoa anh đào, Asahi hiện đang lưu hành trên thị trường với 3 dạng hộp: hộp 45 viên có mức giá 540.000 đồng, hộp 90 viên được bán với mức giá 800.000 đồng và hộp 180 viên có giá 1.400.000 đồng. Ngoài dạng viên uống, Asahi còn được điều chế ở dạng ống uống và dạng ống tiêm.
  • Thành phần chính của thuốc được chiết xuất từ cây bạch quả tự nhiên, giúp chữa trị cải thiện những dấu hiệu lão hóa và thiếu hụt dưỡng chất ở tế bào.
  • Bạn nên sử dụng đủ liều lượng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất, không nên uống quá liều hoặc uống ít hơn sẽ làm giảm dược lực học và giảm khả năng tác động của thuốc đối với cơ thể.

8. Thuốc bổ não DHA 1000 của Nhật Bản

Thuốc bổ não DHA 1000 của Nhật Bản đang làm mưa làm gió trên thị trường và nằm trong top 10 thuốc bổ não tốt và an toàn nhất năm 2020 bởi sản phẩm được chiết xuất từ cá ngừ vây xanh, một loài cá hiếm ở vùng biển Nhật Bản.

Những công dụng tuyệt vời của DHA:

  • Cung cấp trực tiếp các dưỡng chất cần thiết cho não, giúp cải thiện tình trạng lão hóa
  • Giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, giúp hệ thần kinh và tim mạch làm việc hiệu quả hơn
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh về thần kinh và tim mạch
  • Tăng khả năng hoạt động của tế bào, giúp đầu óc minh mẫn, loại bỏ các vấn đề do thiếu máu não gây nên
  • Cải thiện thị lực, giúp sáng mắt và loại bỏ các vấn đề về mắt

Hiện Thuốc bổ não DHA 1000 đang được phân phối tại một số nhà thuốc và các cửa hiệu hàng xách tay với mức giá khoảng 700.000 đồng cho hộp 120 viên.

9. Thuốc bổ não Healthy Care Ginkgo Biloba của Úc

  • Healthy Care Ginkgo Biloba là nhãn hiệu thuốc có tác dụng giúp bổ não và tăng cường tuần hoàn máu não vô cùng nổi tiếng của Úc. Thuốc được chiết xuất từ hợp chất cây bạch quả, bổ sung các chất bổ và oxy theo dòng máu lưu thông lên não, cải thiện trí nhớ và các vấn đề về suy nhược thần kinh thường gặp ở người già, người trung niên và người trẻ.
  • Song song đó, Healthy Care Ginkgo Biloba còn có tác dụng cải thiện chứng đau đầu, căng thẳng thần kinh, cải thiện giấc ngủ hiệu quả cho người dùng.
  • Hiện sản phẩm đang được bán với mức giá 400.000 đồng cho hộp 100 viên.

10. Thuốc bổ não Irwin Natural của Nga

Một nhãn hiệu thuốc bổ não được khách hàng vô cùng tin tưởng và đón nhận phải kể đến chính là Irwin Natural. Thuốc được nhập khẩu trực tiếp từ Nga về Việt Nam với mức giá khoảng 1.800.000 đồng cho hộp 180 viên và chênh lệch khoảng 10.000 – 50.000 đồng giữa các điểm bán.

Irwin Natural có chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên với tinh chất từ cây bạch quả, giúp tác động lên hệ thần kinh và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Sản phẩm có các công dụng như:

  • Cải thiện trí nhớ, loại bỏ các vấn đề liên quan đến bộ nhớ của não như: hay quên, đãng trí, mất tập trung, khó ghi nhớ,…
  • Phòng ngừa và điều trị chứng mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh do thường xuyên làm việc với các thiết bị phát ra sóng điện từ.
  • Cải thiện thính giác và khứu giác nhờ vào lượng dinh dưỡng và oxy đầy đủ được cung cấp lên não
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, hệ tuần hoàn, xơ vữa động mạch,…

Bạn nên sử dụng kiên trì và lâu dài với sản phẩm để đạt được kết quả như mong muốn. Với những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, động mạch hay có thai cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Thuốc Tanakan cập nhật ngày 25/01/2021: https://www.drugs.com/drug-interactions/ginkgo,ginkgo-biloba.html

Thuốc Tanakan cập nhật ngày 25/01/2021: https://drugbank.vn/thuoc/Tanakan&VN-16289-13

Ưu điểm – khuyết điểm của Dermatix Ultra trị sẹo thâm

Sẹo thâm là những đối tượng gây ra sự kém tự tin của nhiều người, đặc biệt là các bạn nữ. Vì thế, việc tìm ra các giải pháp để làm mờ thâm là nhu cầu khá phổ biến hiện nay. Trong số nhiều loại thuốc bôi, Dermatix Ultra đang nhận được sự quan tâm khổng lồ. Vậy Dermatix Ultra có ưu điểm – khuyết gì? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời với bài viết sau.

Tìm hiểu về Dermatix Ultra trị sẹo thâm

Kem Dermatix Ultra trị sẹo thâm là dòng sản phẩm cao cấp đến từ Mỹ với thành khả năng cải thiện đáng kể hiện tượng ngứa, độ gồ cao của sẹo, đồng thời cấp ẩm cho da. Đặc biệt, với đặc tính nổi bật là tạo màng bám bao phủ, làn da của bạn sẽ được bảo vệ và lắng đọng collagen, nhờ đó cắt đứt sự phát triển của mô sẹo.

Thuốc có những công dụng nổi bật như:

  • Bảo vệ da, giúp da ngăn chặn tình trạng thoát hơi nước và cắt đứt gia tăng mô sẹo, rất thích hợp với người châu Á.
  • Làm mờ các vết thâm nám và giảm đỏ do sẹo, hỗ trợ điều trị sẹo lồi hiệu quả.
  • Cải thiện các vết sẹo lớn do chấn thương, do phì đại hoặc do phẫu thuật.
  • Giảm nhanh sự hình thành sắc tố làm da bị xỉn màu, điều trị bỏng da và kích thích tái tạo da mới, làm mềm da do khả năng cấp ẩm.

Những thành phần có trong Dermatix Ultra

Kem bôi Dermatix Ultra thuộc phân nhóm thuốc da liễu với các thành phần chính: Cyclic, Polymeric siloxanes và vitamin C ester.

Chống chỉ định của Dermatix

Thuốc Dermatix không phải bất cứ trường hợp bị sẹo nào cũng được chỉ định sử dụng. Thuốc chống chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Thuốc Dermatix không chỉ định điều trị sẹo lõm
  • Thuốc Dermatix không dùng cho vết thương hở, hay vết thương chưa lành hẳn
  • Thuốc Dermatix không tiếp xúc với màng nhầy hay vùng da điều trị gần mặt
  • Thuốc Dermatix không chỉ định điều trị mụn trứng cá hoặc thủy đậu.

Hướng dẫn sử dụng kem trị thâm Dermatix

Kem Dermatix được thiết kế để trị sẹo thâm với tác động lâu dài, vì vậy bạn nên kiên trì sử dụng ít nhất 2 tháng – 1 năm để cải thiện tối đa sẹo trên da.

Tùy theo tuổi sẹo, cách dùng kem cũng sẽ có những sự khác nhau tương đối. Theo các bác sỹ da liễu, liều dùng Dermatix Ultra phù hợp là:

  • Đối với những vết sẹo mới với tuổi dưới 1 năm: nên bôi liên tục 2 – 3 lần/ngày và bôi thường xuyên trong ít nhất 8 tuần.
  • Đối với những vết sẹo cũ với tuổi đời trên 1 năm: bạn phải kiên trì bôi kem Dermatix trong ít nhất 3 – 6 tháng, mỗi ngày 2 – 3 lần. Đặc biệt, đối với những vết sẹo lồi đã hình thành cách đây lâu năm, kem sẽ không đem đến hiệu quả ngay lập tức, cần có sự kiên trì sử dụng mỗi ngày và kết hợp thêm các phương pháp trị sẹo khác.

Về cách sử dụng, bạn có thể thực hiện một số thao tác đơn giản sau:

  • Rửa sạch vùng da bị sẹo với xà bông hoặc sữa rửa mặt và nước ấm, dùng khăn mềm lau khô.
  • Trích một ít thuốc Dermatix và bôi trực tiếp lên vùng da bị sẹo, massage nhẹ nhàng để kem dễ dàng thẩm thấu vào bên trong.
  • Sau khoảng 2 phút, kem sẽ khô tạo ra một lớp màng mỏng, trong suốt. Lúc này, bạn có thể trang điểm và bôi kem chống nắng nếu cần ra ngoài.

Cần lưu ý gì khi sử dụng Dermatix Ultra?

  • Điều quan trọng nhất khi sử dụng thuốc là bạn tuyệt đối không nên bôi quá nhiều và bôi trên diện rộng vì có thể gây ra các kích ứng. Các bác sỹ da liễu khuyên rằng: bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ vừa đủ che vết sẹo thâm.
  • Sau khi bôi, sản phẩm do có cấu trúc dạng gel nên sẽ tạo thành một lớp màng trong suốt, vì vậy bạn vẫn có thể trang điểm bình thường.
  • Một điểm cần lưu ý nữa là kem Dermatix Ultra chỉ nên áp dụng trên vùng da khô và lành lặn, tuyệt đối không bôi trên các vết thương còn hở. Trong trường hợp vết sẹo của bạn là di chứng sau phẫu thuật, bạn nên đợi ít nhất 14 ngày sau khi mổ để đảm bảo vết sẹo đã hoàn toàn hồi phục, sau đó mới bôi kem trị thâm.
  • Kem không được tiếp xúc gần với khu vực mắt và miệng.
  • Tùy theo cơ địa của mỗi người và tình trạng của vết sẹo thâm mà hiệu quả của Dermatix Ultra có thể khác nhau.
  • Bạn nên phối hợp với bác sỹ da liễu để có phương án điều trị tốt nhất, hạn chế tự ý kết hợp thuốc với những phương pháp lan truyền trên mạng.

Tương tác thuốc khi dùng gel Dermatix Ultra

Hiện tại, vẫn chưa rõ về những tương tác có thể xảy ra khi dùng cùng lúc với gel Dermatix này. Tuy nhiên, nếu có ý định sử dụng thuốc nào kèm theo, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Đánh giá về ưu điểm – khuyết điểm của Dermatix Ultra trị sẹo thâm

Về ưu điểm, Dermatix có những đặc điểm nổi bật như:

  • Không gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách và đã được chứng minh lâm sàng.
  • Có tính an toàn cao, thậm chí có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
  • Tính thẩm thấu nhanh trong vòng 1 – 2 phút, không gây nhờn dính trên da.
  • Có thể sử dụng chung với kem chống nắng và mỹ phẩm mà không xảy ra tương tác.

Tuy nhiên, Dermatix Ultra cũng có một số nhược điểm mà bạn nên chú ý:

  • Kem có tác dụng nhanh và hiệu quả đối với các vết sẹo nhỏ, mới hình thành. Ở những vết sẹo lâu năm, Dermatix chỉ có tác dụng làm mờ phần nào chứ không thể xóa hoàn toàn.
  • Để loại bỏ hoàn toàn dấu tích của sẹo trên cơ thể, bạn cần phải có liệu trình điều trị lâu dài, kết hợp với các phương pháp khác từ bác sỹ da liễu.

Như vậy, bạn đã có những thông tin đầy đủ nhất về thuốc Dermatix Ultra trị sẹo thâm. Bạn có thể lựa chọn giải pháp này để cải thiện làn da của mình. Đừng quên những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn cho bạn.

Nguồn tham khảo

Thuốc Dermatix Ultra cập nhật ngày 25/01/2021: https://dermatix.asia/our-scar-treatments/dermatix-ultra

Thuốc Dermatix Ultra cập nhật ngày 25/01/2021: https://www.tabletwise.com/malaysia/dermatix-ultra-gel

Top 10 thuốc trị cao huyết áp tốt nhất hiện nay

Cao huyết áp nếu không điều trị sẽ làm giảm tuổi thọ từ 10- 20 năm kèm nhiều tai biến nghiêm trọng. Việc dùng thuốc có thể cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, cao huyết áp nên uống thuốc gì. Thuốc hạ huyết áp tốt nhất hiện nay gồm những loại nào. Đâu là thuốc hạ huyết áp an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp còn có tên gọi khác là tăng huyết áp. Bệnh xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Các mô và mạch máu chịu nhiều sức ép trong thời gian dài sẽ dần bị tổn hại.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

  • Để giải đáp câu hỏi « Huyết áp cao là bao nhiêu? », các chuyên gia của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam cho biết huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số đó là huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương.
  • Ở người khỏe mạnh, huyết áp thường đạt dưới 120/80 mmHg. Ngược lại, một người được chẩn đoán mắc cao huyết áp khi chỉ số huyết áp luôn ở mức 140/90mmHg trở lên.

Triệu chứng cao huyết áp

Hầu hết các triệu chứng cao huyết áp chỉ diễn ra thầm lặng, không rõ ràng dù bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện khi đi khám định kỳ, tự đo huyết áp hoặc đi khám 1 bệnh khác.

Một số triệu chứng mờ nhạt cao huyết áp gây ra ít được chú ý là:

  • Đau đầu
  • Khó thở, thở gấp.
  • Chảy máu cam
  • Tim đập nhanh, mạnh dù mới vận động nhẹ.

Nguyên nhân cao huyết áp

Trong y khoa, cao huyết áp lại được chia làm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại lại tương ứng với một nguyên nhân gây bệnh riêng, cụ thể :

  • Cao huyết áp vô căn (hay cao huyết áp nguyên phát): Chiếm 90% trường hợp và không rõ nguyên nhân cụ thể. Chủ yếu là do di truyền.
  • Cao huyết áp thứ phát: Là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh lý về tim mạch, thận, nội tiết, tuyến giáp … Bệnh cũng là hậu quả của việc thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, rượu bia, thuốc lá, …
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương vẫn ở mức bình thường.
  • Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Tình trạng này có thể tự hết sau khi sinh con.

Bệnh cao huyết áp thường gặp ở những đối tượng nào ?

Bất cứ ai cũng có thể mắc cao huyết áp. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến nhất phải kể đến là :

  • Gia đình có ông bà, bố mẹ mắc cao huyết áp.
  • Người trưởng thành trên 45 tuổi.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Lười vận động, tập luyện.
  • Thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn mặn.
  • Nghiện bia rượu, thuốc lá.
  • Stress kéo dài.

Top 10 thuốc trị cao huyết áp tốt nhất hiện nay

1. Thuốc Hapanix

  • Hapanix là một loại viên uống với thành phần 100% thiên nhiên từ các loại thảo dược quý hiếm. Các dưỡng chất này loại bỏ chất nhầy cholesterol từ các mạch máu, cục máu đông bám vào thành mạch, vôi hóa – dư lượng thuốc. Bất cứ thứ gì cản trở dòng máu lưu thông.
  • Hoạt chất chứa trong Hapanix tấn công tận gốc nguyên nhân gây ra nhồi máu và đột quỵ. Giảm nguy cơ mắc bệnh về con số 0!
  • Giá bán: Hiện nay, sản phẩm Hapanix chính hãng đang được niêm yết với giá là 1.580.000vnđ/hộp (30 viên).

2. Thuốc Apharin

  • Apharin là thuốc trị cao huyết áp được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Dược Nesfaco. Chất lượng thuốc đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và có xác nhận của chuyên gia. Sản phẩm được đánh giá là phù hợp với thể tạng và cơ địa người Việt Nam.
  • Trong năm 2019 vừa qua, Apharin đã được trao tặng giải thưởng cao quý “Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam” nhờ những đóng góp to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe người Cao huyết áp.
  • Giá bán: 560.000 vnđ /hộp 90 viên.

3. Losartan 50mg (Thuốc Cozaar)

  • Trong danh sách các nhóm thuốc Tây điều trị tăng huyết áp, Losartan 50mg (hay còn gọi Cozaar) luôn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Losartan là chất đầu tiên của nhóm thuốc chống tăng huyết áp mới.
  • Giá bán: 270.000 vnd/ Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim.

4. Thuốc điều trị cao huyết áp Amlor 5mg của Đức

  • Amlor 5mg (hay Amlodipine) là thuốc điều trị cao huyết áp của Đức được nhiều người ưa chuộng. Sản phẩm phù hợp với đối tượng mới mắc cao huyết áp. Bạn hoàn toàn có thể dùng thuốc độc lập mà không cần kèm theo bất cứ loại thuốc nào khác.
  • Giá bán: 250.000 vnd/ Hộp 30 viên

5. Thuốc Concor

  • Concor (hay còn gọi Bisoprolol fumarate) là trợ thủ đắc lực của người bệnh cao huyết áp. Loại thuốc này được sản xuất và phân phối bởi công ty dược phẩm hàng đầu của Đức Merk K.G.A.A của Đức.
  • Concor hiện đang được lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới. Hầu hết chuyên gia và người bệnh đều có phản hồi tốt về thuốc.
  • Giá bán: 135.000 vnd/ 1 hộp 3 vỉ x 10 viên.

6. Thuốc Felodipine

  • Đứng ở top 5 các loại thuốc chống tăng huyết áp hiệu quả chính là Felodipine 5mg. Công ty Thụy Điển Hässle là đơn vị đầu tiên phát hiện và xin cấp bằng sáng chế về thuốc này.
  • Từ năm 1979 cho đến nay, hiệu quả của thuốc Felodipine vẫn luôn được công nhận. Đây là lý do vì sao mức độ phủ sóng của thuốc rộng khắp trên thế giới.
  • Giá bán: 160 000 vnd/ Hộp 5 vỉ x 10 viên.

7. Thuốc Aliskiren (hay Rasilez)

  • Thuốc chữa huyết áp cao Aliskiren khá nổi tiếng tại các nước Châu Âu và Châu Á. Trước khi đưa vào sản xuất đại trà, Aliskiren đã phải trải qua 6 thử nghiệm lâm sang trên hơn 2 000 người mắc cao huyết áp. Kết quả thu được khá khả quan. Hơn 80% người dùng đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả của thuốc.
  • Nếu bạn đang băn khoăn không biết huyết áp cao uống thuốc gì? Thuốc trị cao huyết áp nào tốt nhất hiện nay. Bị tăng huyết áp không có nguyên nhân rõ ràng nên dùng thuốc gì. Hãy lựa chọn Aliskiren nhé.

8. Thuốc Natri nitroprusside

  • Natri Nitroprusside – Thuốc huyết áp tốt nhất hiện nay
  • Thuốc tiêm trị cao huyết áp Natri Nitroprusside thường được sử dụng trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Việc dùng thuốc kịp thời sẽ giúp huyết áp ổn định sau 1- 10 phút. Nhờ đó ngăn chặn được nhiều tai biến nguy hiểm. Với những trường hợp có tiền sử mắc cao huyết áp, hãy luôn chuẩn bị sẵn Natri Nitroprusside phòng ngừa trường hợp cấp bách.

9. Thuốc Triatec 5 mg

  • Thuốc Triatec 5mg hộp 30 viên
  • Triatec 5mg là thuốc trị cao huyết áp được sản xuất bởi công ty PT Aventis Pharma, Ấn Độ. Hiện thuốc Triatec được phân phối tại rất nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.
  • Giá bán: 140.000 đồng/hộp 30 viên.

10. Thuốc Coversyl 5mg

  • Để điều trị tăng huyết áp, các bạn cũng có thể tìm mua Coversyl 5mg. Loại thuốc này đặc biệt ở chỗ phù hợp với mọi tình trạng tăng huyết áp, dù nhẹ hay nặng.
  • Giá bán: 160.000 vnd/Hộp 30 viên.

Nguồn tham khảo

Thuốc Coversyl cập nhật ngày 23/01/2021: https://www.drugs.com/international/coversyl.html

Thuốc Coversyl cập nhật ngày 23/01/2021: https://www.nhs.uk/medicines/perindopril/

Sữa Similac lựa chọn tối ưu nhất cho bé và giá sữa Similac là bao nhiêu?

Đối với trẻ sơ sinh sữa là nguồn dinh dưỡng chính bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng mà không có một thực phẩm nào có thể so sánh được. Vì thế mà có nhiều mẹ thắc mắc tác dụng của sữa similac đối với trẻ như thế nào? Và giá sữa similac hiện nay là bao nhiêu? Để giúp mẹ giải đáp được những thắc mắc trên chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết giúp mẹ có sự lựa chọn tốt cho bé.

Những lợi ích mà sữa similac bổ sung cho bé giúp mẹ có lựa chọn tốt cho bé

  • Tác dụng của sữa similac đối với trẻ mà mẹ nên biết đó chính là cho bé phát triển chiều cao cũng như đem lại khung xương chắc khỏe đồng thời cải thiện trọng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh như: sâu răng, mất nước, loãng xương, cao huyết áp và một số loại bệnh ung thư.
  • Nếu tác dụng của sữa similac đối với trẻ tốt như vậy không thể không nhắc đến thành phần dinh dưỡng mà sữa similac mang lại bao gồm các loại vitamin khoáng chất và vi chất quan trọng có trong cơ thể của bé như vitamin A,B,D,… canxi, DHA, photpho, magie, sắt…
  • Các mẹ nên nhớ bổ sung cho bé hằng ngày để có nguồn dinh dưỡng tốt, nếu bé không muôn uống mẹ hãy tìm cách thúc ép con uống hoặc sử dụng các hình họa tiết bắt mắt để bé thích thú hơn khi uống sữa. Hoặc tận dụng lúc bé khác hoặc đối để bổ sung sữa cho bé nhé.

Công dụng tuyệt vời mà bạn nên bổ sung sữa similac cho bé

Sữa similac bổ sung hàm lượng canxi có trong cơ thể:

Sữa là nguồn thực hẩm cung cấp canxi tốt nhất cho bé, tác dụng của canxi giúp cho bé có hệ khung xương chắc khỏe giúp bé khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa tình trạng loãng xương và viêm khớp…

Tác dụng của sữa Similac giúp xương phát triển vững chắc

  • Sữa similac – Canxi là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với bé mà còn đối với người lớn, giúp cho khung xương phát triển và tăng trưởng tốt đối với trẻ nhỏ, phòng ngừa các căn bệnh loãng xương và tránh nguy cơ bị tổn thương khi xương bị gãy.
  • Trong các loại sữa hiện nay thì sữa similac có hàm lượng canxi nhiều nhất vì thế mẹ nên bổ sung sữa similac khi còn ở những năm tháng đầu đời.

Sữa similac giúp bảo vệ răng miệng cho bé

Đối với trẻ em việc bổ sung sữa similac hằng ngày giúp bảo vệ hàm răng của bé chắc khỏe hơn. Đồng thời bảo vệ men răng chống lại các chất có tính axit cao. Ngoài ra sữa còn cung cấp năng lượng giúp bé giảm thiểu tình trạng ăn vặt và tránh nguy cơ sâu răng.

Sữa similac bổ sung nhiều dưỡng chất và nước

Có thể nhiều mẹ chưa biết đến trong sữa chứa lượng nước được xem là chất lỏng bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên ngoài việc bổ sung sữa similac cho bé mẹ nên bổ sung nước cho bé nhé!

Sữa similac liều thuốc chăm sóc da cho cơ thể của bé.

Tác dụng của sữa similac đối với trẻ không chỉ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng mà còn đem lại làn da sáng mịn và căng bóng nhờ có axit lactic loại bỏ tế bào chết một cách tốt nhất.

Sữa similac là thực phẩm lành mạnh cho bé

Ngoài việc bổ sung thực phẩm như: rau xanh, thịt, nước trái cây, hoa quả,… thế những sữa vẫn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất. Trong thành phần của sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển nhanh chóng và an toàn vừa thể chất lẫn tinh thần hiện nay.

Giá sữa Similac bao nhiêu?

Hiện nay giá sữa similac có nhiều loại giá trên thị trường. Sau đây chúng tôi sẽ cập nhật bảng giá giúp bé có lựa chọn tốt hơn cho bé nhé!

  • Sữa Similac Advance tăng cường hệ miễn dịch dành cho bé từ 0-12 tháng 570.000đ
  • Sữa Similac Advance Organic dành cho bé từ 0-12 tháng 658g 630.000đ
  • Sữa similac Senstive chống nôn trớ dành cho bé từ 0-12 tháng 560.000đ
  • Sữa similac Neosure dành cho bé sinh non, thiếu tháng 420.000

Nguồn tham khảo

Similac cập nhật ngày 23/01/2021: https://www.drugs.com/cons/similac-20.html

Similac cập nhật ngày 23/01/2021: https://www.webmd.com/drugs/2/drug-160737/similac-prenatal-oral/details